THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 70
                Tổng số lượt truy cập: 4.713.744
                Số lượt click trong ngày: 8.098
                Tổng số lượt click: 14.703.277

                Tin khoa học công nghệ
                Thứ hai, 25/01/2021 14:01

                Tái chế rác thải thời trang thành nệm chậm cháy

                Nhằm khắc phục nguy cơ ô nhiễm môi trường từ quần áo bỏ đi, nhóm nghiên cứu từ Đại học RMIT đã công bố kỹ thuật tái chế mới, ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất nệm.

                Cụ thể, rác thải trong ngành dệt may sẽ được thu gom và xử lý theo quy trình kỹ thuật để tạo ra hỗn hợp sợi chậm bắt lửa. Theo các tiêu chuẩn của Úc và Anh, toàn bộ sợi nguyên liệu dùng trong nệm phải chậm bắt lửa và theo đúng những quy chuẩn chuyên biệt.

                Đối với những nguyên liệu dễ cháy như cotton, polyester, lụa nhân tạo và nilon, nhóm nghiên cứu đã phát triển một công nghệ truyền thống, dùng quy trình xử lý hoá chất thân thiện với môi trường. Kết quả, công nghệ đã vượt qua những thử nghiệm cơ bản, tạo nguyên liệu mới với giá thành thấp, được Cơ quan Bảo vệ môi trường EPA chứng nhận an toàn.

                tm-img-alt

                Ảnh minh họa. (Internet)

                Giảng viên khoa Kinh doanh và Quản trị và thành viên của nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Majo George lấy Vương quốc Anh làm ví dụ, nơi có khoảng 140 triệu pao (tương đương khoảng hơn 6,3 triệu tấn) quần áo thải ra các bãi rác mỗi năm và khuynh hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

                “Việc chôn rác thải như vầy tạo ra hệ quả vô cùng to lớn, như thải ra khí nhà kính, rò rỉ hoá chất vào đất, vấn đề sức khoẻ và ô nhiễm không khí”, TS George cho hay.

                Là quốc gia xuất khẩu thời trang và dệt may lớn thứ tư toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự trong việc quản lý chất thải từ chế tác may mặc (rác thải tiền tiêu thụ) và quần áo cuối dòng đời (rác thải hậu tiêu thụ).

                Hiện nhóm nghiên cứu của RMIT đang tìm kiếm đối tác tiềm năng để thí điểm dự án ứng dụng cách tiếp cận mới này ở Việt Nam.

                TS George tin rằng dự án của nhóm có thể giúp Chính phủ Việt Nam giảm căng thẳng môi trường từ hàng tấn rác thải thời trang hậu tiêu dùng và dệt may. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ xử lý 4.000 đến 5.000 ký rác thải dệt may suốt thời gian triển khai dự án, bình quân khoảng 380 ký mỗi tháng”, ông nói.

                “Dự án có tiềm năng mở rộng quy mô cực nhanh khi đối tác trong ngành tự được trải nghiệm việc làm thế nào chuyển đổi cách dùng rác thải có thể tạo ra sản phẩm mới và có thêm lợi nhuận. Xử lý rác thải theo cách bền vững hơn có thể rẻ tiền và tạo ra lợi nhuận”, TS George nói thêm.

                TS George lạc quan cho biết thành công của chương trình có thể là ví dụ tuyệt vời cho việc xử lý rác thải thời trang dệt may bền vững trên khắp Việt Nam.

                “Dùng rác thải công nghiệp và tiêu dùng như nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm mới sẽ vừa hỗ trợ ngành nghề, vừa giúp xoa dịu ô nhiễm môi trường mà vẫn có thêm dòng doanh thu”, TS George chia sẻ.

                Ngành thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Đặc biệt thời trang nhanh (fast fashion) đã thống trị và định hình lại ngành thời trang kể từ thập niên 1990. Mảng thời trang này là nguyên nhân chính gây ra phát thải khổng lồ khí hiệu ứng nhà kính và các tác động tàn phá môi trường.

                Tất cả loại vật liệu thường dùng trong may mặc đều gây tổn hại đến môi trường tự nhiên. Hai phần ba lượng sợi sử dụng trong dệt may là sợi tổng hợp, vốn có cùng họ với nhựa. Trong khi túi nilon và ống hút nhựa đang là “tâm điểm” của các phong trào bảo vệ môi trường, sợi tổng hợp lại nhận được sự chú ý ít hơn rất nhiều dù 85% lượng rác thải nhựa trôi nổi trên đại dương đến từ hạt và sợi vi nhựa từ đồ may mặc.

                Theo thống kê của Chương trình Môi trường LHQ, thời trang là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nước thứ 2 thế giới và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại.

                Nhật Hạ

                Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • VOITH-IHI
                • Tan Phat
                • Khang Thành
                • Vina-Kraft
                • Mỹ Việt
                • Valmet (26/2/2019)
                • Thuận Thiên Phát
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Đông Dương
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Vinpas
                • Marubeni
                • Tân Quảng Phát
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Quang Minh Kieu
                • HanThai
                • Siemens
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Linh Xuân
                • Tetra Pak
                • Khang Lâm
                • Minh Cường Phát paper
                • Giấy Sài gòn
                • Lee&Man
                • CRM
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn