THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 71
                Tổng số lượt truy cập: 4.711.792
                Số lượt click trong ngày: 5.164
                Tổng số lượt click: 14.700.343

                Thời sự
                Thứ ba, 20/10/2015 15:10

                TPP và bảo vệ quyền lao động Việt Nam

                Dưới góc nhìn của một chuyên gia luật, Gleb Shutov cho rằng Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực trong lĩnh vực lao động khi TPP có hiệu lực.  Một trong số đó là những cáo buộc “vi phạm quyền lao động”... Việt Nam phải hóa giải như thế nào?

                Nông dân Nhật biểu tình chống TPP ngày 13-6-2015 -Reuters
                Nông dân Nhật biểu tình chống TPP ngày 13-6-2015 -Reuters

                Hoa Kỳ đã không còn là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hàng không Mỹ, như lưu ý của các chuyên gia RAND, từ năm 2010 đã không thể chiếm ưu thế so với Trung Quốc nếu xảy ra xung đột ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

                Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để tiên đoán về buổi hoàng hôn của Hoa Kỳ và sự trỗi dậy của Trung Quốc lên ngôi thủ lĩnh thế giới. Hoa Kỳ vẫn còn trong tay “những con át chủ bài”, và một trong số này đã được đưa ra vào ngày 5-10-2015. Vào ngày này, cuộc đàm phán về việc thành lập một liên minh thương mại lớn nhất lịch sử đã kết thúc thành công.

                Cùng với hợp đồng Iran, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là thành tích đối ngoại quan trọng nhất của Tổng thống Obama.

                “Thế giới hoang sơ mới" theo luật Mỹ

                Liên minh mới tập hợp 12 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (gồm Hoa Kỳ, Úc, Việt Nam, Peru, Brunei, Singapore, Chile, New Zealand, Canada, Malaysia, Mexico và Nhật), chiếm 40% GDP toàn cầu và hơn 1/4 thương mại thế giới. Các tiêu chuẩn và quy tắc của TPP hoàn toàn có thể trở thành luật chơi mới của nền kinh tế toàn cầu.

                Các chuyên gia Hoa Kỳ nói về TPP đã dự đoán liên minh này sẽ xác định chương trình nghị sự thương mại toàn cầu trong thập kỷ tới.

                Và không chỉ thương mại. Thỏa thuận này buộc các nước thành viên phải theo đuổi chính sách phối hợp trong các lĩnh vực không liên quan trực tiếp tới thương mại. Ví dụ, những nước như Việt Nam phải tính tới việc cho phép thành lập những công đoàn độc lập.

                Đầu tiên có lẽ phải quan tâm đến phạm vi rộng lớn những quan hệ được điều chỉnh. Ngoài những quy tắc về bãi bỏ chướng ngại trên con đường lưu thông của hàng hóa và dịch vụ, hiệp định còn quy định việc hạ thấp vai trò nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế, thiết lập những tiêu chuẩn trong lĩnh vực lao động và hoạt động bảo vệ môi trường, các quy định nghiêm ngặt trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...

                Hoa Kỳ là nước muốn nhanh chóng ký kết thỏa thuận nhất so với các nước. Việc thông qua thỏa thuận quan trọng đến độ khi Canada - sợ cạnh tranh từ phía những nhà sản xuất New Zealand - giữ lập trường cứng rắn trong buôn bán sản phẩm từ sữa, Mỹ đã dọa đưa “hành khách” cố chấp Canada xuống khỏi con tàu TPP và chỉ nhận hành khách này trở lại sau khi hiệp định đã được ký với các thành viên còn lại.

                Vì sao Hiệp định này quan trọng với Hoa Kỳ đến thế?

                TPP giúp Hoa Kỳ thiết lập những luật lệ kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 và ngăn không cho Trung Quốc làm điều này. Ít ra ông Obama đã không dưới một lần tuyên bố như thế. Tầm quan trọng của TPP với Hoa Kỳ như tác giả luật chơi trong nền kinh tế toàn cầu thậm chí còn được đề cập trong chiến lược an ninh quốc gia mới.

                Việc kiềm chế Trung Quốc bằng con đường kinh tế đặc biệt quan trọng khi Trung Quốc đang cố gắng đuổi kịp Mỹ về quân sự.

                Hoa Kỳ cần TPP để tăng xuất khẩu vào châu Á. Cứ trong bốn việc làm ở Mỹ, có một phụ thuộc vào xuất khẩu. Hiện ở châu Á có khoảng 525 triệu đại diện tầng lớp trung lưu, đến năm 2030 thì số người tiêu dùng tiềm năng hàng hóa Mỹ tăng đến 2,3 tỉ người.

                Nhưng nhận được lợi ích kinh tế lớn nhất từ TPP, như được biết, không phải là Hoa Kỳ, mà chính là Malaysia, Việt Nam và Nhật. Tới 60% xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay là sang các nước TPP, trong đó xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ phải chịu thuế quan tới 18%. Giờ đây thuế suất bằng không, cho phép hàng dệt may Việt Nam ồ ạt đổ vào Hoa Kỳ.

                Mặc dù Hoa Kỳ không phải là người được lợi chính trong lĩnh vực kinh tế, nhưng họ sẽ nhận được ưu thế trong việc hàng loạt quốc gia giờ phải tiến hành chính sách kinh tế, lao động và thậm chí chống tham nhũng, theo luật của Hoa Kỳ.

                Về thực chất, các nước thành viên TPP phải từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia của mình trong những lĩnh vực nhạy cảm. Hơn thế, các nhân vật pháp nhân có quyền kiện các chính phủ thành viên TPP ra tòa. Vì vậy những nhà hoạt động chống toàn cầu hóa đã gọi TPP là bước đầu tiên của tập đoàn trị và chủ nghĩa thực dân mới. Mà đó cũng chưa phải là những “câu chuyện kinh dị” nhất của TPP.

                TPP có thể là tin xấu cho người dùng Internet. Theo một số báo cáo, có thể nói về cả tội hình sự ở các nước TPP nếu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chia sẻ trên mạng những đoạn video hay nhạc không được phép? Xin mời vào tù! Tuy nhiên, những lo ngại này có đáng hay không, chỉ có thể luận bàn khi văn bản đầy đủ của thỏa thuận xuất hiện rộng rãi.

                Người Wellingotn (New Zealand) biểu tình chống TPP mà theo họ, hiệp định này là "cánh tay kinh tế" giúp Mỹ xoay trục châu Á. Ảnh:
                Người Wellingotn (New Zealand) biểu tình chống TPP mà theo họ, hiệp định này là "cánh tay kinh tế" giúp Mỹ xoay trục châu Á. Ảnh:

                Việt Nam chuẩn bị được bao nhiêu những yêu cầu lao động mới?

                Như đã nói, bên cạnh các tiêu chuẩn về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, TPP còn bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động.

                Chương 19 của hiệp định nói: “Các bên tham gia hiệp định đồng ý chấp nhận và áp dụng trong luật của họ và thực hành những quyền lao động cơ bản được công nhận bởi tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế năm 1996. Cụ thể là: Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể; Xóa bỏ lao động cưỡng bức; Xóa bỏ lao động trẻ em và cấm những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc.

                Ngoài ra các bên cũng đồng ý củng cố về mặt luật pháp: Kích cỡ mức lương tối thiểu; Thời gian làm việc; Bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động. Đồng thời xem xét tiêu chuẩn về việc cấm đưa vào các nước thành viên TPP các sản phẩm được sản xuất bởi lao động cưỡng bức.

                Các nước có nghĩa vụ phải cung cấp việc bảo vệ pháp lý hiệu quả quyền lao động của công dân mình. Các tiêu chuẩn mới khá cao và nhiều nước buộc phải chuẩn bị cho chúng. Chẳng hạn như Singapore phải thiết lập mức lương tối thiểu.

                Trong một số vấn đề, pháp luật Việt Nam dường như tiến bộ hơn so với bộ luật của Singapore chẳng hạn. Trong phần đầu của điều 90 Bộ luật lao động CHXHCN Việt Nam có đề cập đến việc “chủ thuê phải trả cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ thiết lập”. Trong phần 3 của điều này cũng nói về việc cấm bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trong việc trả lương. Điều 91 Luật lao động xác lập các quy tắc để định ra mức lương tối thiểu.

                Điều 5 của Bộ luật lao động quy định rằng người lao động Việt Nam có quyền lao động, quyền tham gia vào công việc của các công đoàn, tham gia đình công. Điều 8 của Bộ luật lao động cấm phân biệt đối xử trong quan hệ công việc và cấm lao động cưỡng bức.

                Điều 104 của Bộ luật lao động thiết lập thời gian làm việc. Phần 3 của điều 164 Bộ luật lao động cấm lao động trẻ em dưới 13 tuổi. Chương 5 được dành cho cơ chế thương lượng tập thể và ký kết những thỏa ước tập thể. Chương 9 của Bộ luật lao động có những quy định về vệ sinh và sức khỏe.

                Việc hoàn thiện luật lao động ở Việt Nam cũng đang dần diễn ra. Bộ luật lao động sửa đổi 10/2012/QH3 mở rộng đáng kể quyền người lao động, ví dụ tăng mức lương tối thiểu trong giai đoạn thử việc từ 70% đến 85%.

                Như thế, Bộ luật lao động Việt Nam chứa đựng những yêu cầu tiến bộ như được nêu trong tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế năm 1998 và là bắt buộc với các nước thành viên TPP.

                Từ ngày 1-1-2016, Luật bảo hiểm xã hội mới sẽ có hiệu lực, nhờ đó mà quyền của người lao động Việt Nam và nước ngoài sẽ được bảo vệ nhiều hơn, và Việt Nam sẽ tiến gần hơn với các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực lao động.

                Tuy nhiên, từ một số nước thành viên TPP cũng đang vang lên các chỉ trích nhắm vào Việt Nam. Chẳng hạn Canada khẳng định về sự tồn tại ở Việt Nam “sự phân biệt đối xử với phụ nữ và những vi phạm lao động khác”.

                Một số chuyên gia cho rằng Việt Nam chưa sẵn sàng cho các tiêu chuẩn của TPP trong lĩnh vực lao động. Họ nêu một số khó khăn đối với Việt Nam trong việc tiếp nhận những tiêu chuẩn lao động của TPP như: Tự do nghiệp đoàn và cấm lao động trẻ em (5).

                Nếu với vấn đề lao động trẻ em mọi việc đã rõ thì với vấn đề công đoàn, mọi thứ cần nghiên cứu chi tiết hơn. Ở Việt Nam đang có Tổng liên đoàn Lao động - cơ quan bảo vệ quyền người lao động. Không phải tất cả đều đồng tình với vai trò và hiệu quả của Tổng liên đoàn Lao động này, song Việt Nam và người lao động Việt Nam sẽ được lợi nhiều hơn những người khác khi tham gia TPP.

                Một điều Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị là một số nước, lo ngại cạnh tranh từ phía các nhà sản xuất Việt Nam, đang cố cáo buộc Việt Nam “vi phạm quyền lao động”. Vì thế để không tạo cớ cho những cáo buộc này và cũng để tăng lượng xuất khẩu Việt Nam cũng như để bảo vệ hiệu quả hơn quyền của người lao động trong những lĩnh vực phát triển năng động, theo tôi, Việt Nam nên thông qua một số biện pháp để thành lập một mạng lưới các tổ chức nghiệp đoàn theo ngành.

                Trong vấn đề này, Việt Nam cần hợp tác với các tổ chức quốc tế. Có một ví dụ tích cực cho việc cải tổ này: từ ngày 13 đến 15-8-2015, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với Viện FES, một tổ chức phi chính phủ của Đức ở Hà Nội, và Nghiệp đoàn công nghiệp toàn cầu tiến hành hội thảo “Thành lập tổ chức công đoàn trong các lĩnh vực giày dép, dệt và may mặc Việt Nam”.■

                Ở một số nước thành viên TPP, biểu tình chống TPP đã diễn ra vài năm qua khi tiến trình thương thảo được xúc tiến. Tại New Zealand, những người hoạt động chống TPP cho rằng hiệp định này “đe dọa chủ quyền New Zealand cũng như quyền của nước này ra luật của mình”.

                Những cuộc biểu tình trong tháng 8-2015 đã lan rộng ra 21 tỉnh thành. Còn tại Nhật, “Phong trào chống TPP” hình thành từ nhiều lo âu: từ việc mở cửa thị trường sẽ tác động đến đời sống nông dân, vì sao các cuộc thương lượng luôn bí mật, cho đến tác động đến chủ quyền kinh tế của đất nước, vì theo họ: “TPP không phải là tự do hóa thương mại, mà còn là tự do hóa hệ thống, khi Mỹ có thể đưa hệ thống của mình vào vận hành trên toàn khu vực Thái Bình Dương”

                (http://therealnews.com/t2/index.php?option=com_content&task=view&id=31&Itemid=74&jumival=10178).

                 

                GLEB SHUTOV (Chuyên gia luật Viện cac nghiên cứu đối ngoại và chiến lược Belarus)

                Nguồn: http://tuoitre.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Vina-Kraft
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Đông Dương
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Linh Xuân
                • Lee&Man
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Thuận Thiên Phát
                • Tân Quảng Phát
                • Khang Thành
                • Quang Minh Kieu
                • HanThai
                • Tetra Pak
                • Mỹ Việt
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Marubeni
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Giấy Sài gòn
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Tan Phat
                • Valmet (26/2/2019)
                • Siemens
                • CRM
                • Minh Cường Phát paper
                • VOITH-IHI
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Khang Lâm
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Vinpas
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn