THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 80
                Tổng số lượt truy cập: 4.713.900
                Số lượt click trong ngày: 8.326
                Tổng số lượt click: 14.703.505

                Tin kinh tế
                Thứ tư, 07/08/2019 09:08

                Nhà đầu tư quốc tế thích mua những công ty nào ở Việt Nam?

                Giới đầu tư không chỉ đổ tiền mua các công ty sản xuất, mua lại thương hiệu mà còn là mạng lưới phân phối nhằm tiếp cận thị trường 96 triệu dân ở Việt Nam.

                Các khách mời trao đổi bên lề Diễn đàn M&A chiều 6-8 - Ảnh: N.BÌNH

                Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 do báo Đầu Tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức chiều 6-8 ở TP.HCM.

                Theo ông Andrew D. Kim - giám đốc phát triển Trung tâm M&A toàn cầu Cơ quan Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), sự chuyển dịch rõ nhất trong "khẩu vị" đầu tư thể hiện trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc. 

                Tại khu vực châu Á, một trong những lĩnh vực yêu thích nhất của nhà đầu tư Hàn Quốc là bất động sản và tài chính. 

                Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam lại là lĩnh vực công nghiệp và chế tạo, hoạt động sản xuất, bán lẻ, tiêu dùng. 

                "Việt Nam với dân số 100 triệu dân nên các ngành nghề hấp dẫn cũng khá đa dạng, trong đó tiện ích, hạ tầng đang phát triển là cơ hội lớn" - ông Andrew D. Kim nói.

                Ông Andy Ho, giám đốc đầu tư Công ty VinaCapital, cho rằng Việt Nam đang có nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống và dư địa phát triển còn rất lớn. Các nhà đầu tư vì thế chọn những ngành có thương hiệu, hệ thống phân phối tốt. 

                Điển hình nhất là thương vụ ThaiBev mua cổ phần chi phối của Sabeco với giá trị 5 tỉ USD, không chỉ sở hữu một thị phần đáng kể của thương hiệu lâu đời tại thị trường bia VN, mà còn làm cơ sở để thương hiệu bia Thái Lan vào thị trường Việt Nam qua kênh phân phối của Sabeco.

                Trong lĩnh vực ngân hàng, theo ông Andy Ho, các giao dịch tập trung vào mua lại công ty tài chính tiêu dùng, công ty quản lý thẻ, dịch vụ tài chính nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường với những thương vụ như Warburg Pincus và GIC đầu tư hàng trăm triệu USD vào Techcombank; ShinhanBank mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ, cũng như mua lại Công ty tài chính Prudential Việt Nam.

                Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Vũ Đại Thắng cho biết có rất nhiều yếu tố tích cực góp phần quan trọng mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam, đưa M&A trở thành kênh quan trọng để thu hút đầu tư trong thời gian tới. 

                Theo đó, Việt Nam sẽ hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài, trong đó nâng cao tính minh bạch, công khai, dễ dự báo và có tính giải trình cho nhà đầu tư nước ngoài như xây dựng danh mục hạn chế đầu tư, đầu tư có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài; các chính sách liên quan đến bảo hộ đầu tư...

                Năm 2019: giá trị M&A có thể đạt gần 7,6 tỉ USD

                Tại diễn đàn, ban tổ chức cho biết trong năm 2018, tổng giá trị M&A của Việt Nam đạt 7,6 tỉ USD, xếp thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Thái Lan (9,3 tỉ USD), xếp trên Singapore (6,7 tỉ USD), Malaysia (5,1 tỉ USD), Indonesia (2,8 tỉ USD).

                Riêng 7 tháng đầu năm 2019, thị trường M&A Việt Nam đạt gần 5,4 tỉ USD, đưa con số dự báo năm 2019 giá trị M&A có thể gần 7,6 tỉ USD.

                Xét về quy mô thương vụ, các giao dịch quy mô nhỏ, chủ yếu 5 - 6 triệu USD, tương đương 100 - 120 tỉ đồng, chiếm tới trên 90% về số lượng thương vụ M&A tại Việt Nam.

                Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng với các thương vụ quy mô vừa và lớn, có giá trị 20 - 100 triệu USD. Tỉ trọng các thương vụ ở quy mô này đang có xu hướng gia tăng những năm gần đây.

                 

                 

                NHƯ BÌNH
                Nguồn: https://tuoitre.vn
                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • HanThai
                • Khang Thành
                • Vina-Kraft
                • Tetra Pak
                • Khang Lâm
                • CRM
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Thuận Thiên Phát
                • VOITH-IHI
                • Tân Quảng Phát
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Giấy Sài gòn
                • Quang Minh Kieu
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Lee&Man
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Minh Cường Phát paper
                • Siemens
                • Mỹ Việt
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Marubeni
                • Linh Xuân
                • Vinpas
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Valmet (26/2/2019)
                • Tan Phat
                • Đông Dương
                • Bao Bì Tấn Đạt
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn