THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 84
                Tổng số lượt truy cập: 4.715.121
                Số lượt click trong ngày: 10.144
                Tổng số lượt click: 14.705.323

                Tin kinh tế
                Thứ ba, 09/08/2016 07:08

                Mừng ngắn, lo dài (Kỳ 2: "Đường bơi" nào cho thủy sản?)

                Mặt hàng tôm của Việt Nam đang gặp khó khăn lớn khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

                Bài 2: "Đường bơi" nào cho thủy sản?-

                Nếu kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta năm cao nhất cán mốc 3,5 tỷ USD thì ở ngành xuất khẩu thủy sản, con số này đạt 6,8 tỷ USD, cao gần gấp hai lần. So với các nông sản khác như cà-phê, tiêu, điều,… kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng cao hơn gấp nhiều lần. Đây chính là lý do thủy sản được coi là ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn của lĩnh vực nông nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, những năm qua, ngành hàng này vẫn bộc lộ những hạn chế cả về chất lượng sản phẩm, giá xuất khẩu và thị trường tiêu thụ.

                Bài 1: Long đong xuất khẩu gạo

                Tăng trưởng theo chiều rộng

                Theo nhận định của Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu thủy sản trong suốt giai đoạn 1995-2014 vẫn phát triển theo chiều rộng, thể hiện qua việc gia tăng sản lượng để tăng giá trị xuất khẩu. Bình quân giai đoạn năm 1995- 2014, cứ 100% phần tăng thêm của giá trị kim ngạch, có đến hơn 64% yếu tố tăng sản lượng, yếu tố giá chỉ chiếm 35,73%. Đáng chú ý, các năm từ năm 2001 đến 2007 và năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng phụ thuộc 100% vào tăng sản lượng xuất khẩu, không có bất kỳ tác động nào của yếu tố giá. Giai đoạn năm 2012-2016, kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn ở tình trạng bấp bênh cả về sản lượng và giá trị kim ngạch, chỉ số tăng, giảm đan xen.

                Câu hỏi đặt ra là một ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn với nhiều tiềm năng, tại sao luôn trong cảnh thiếu bền vững? Bắt đầu từ hai sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản hiện nay là cá tra và tôm, thời kỳ hưng thịnh nhất, hai sản phẩm này chiếm tới hơn 70% kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản. Những năm gần đây, khi hai sản phẩm này trở nên bấp bênh về diện tích nuôi, sản lượng và giá trị, đồng thời vấp phải những rào cản thương mại - kỹ thuật gay gắt trên thị trường, ngay lập tức cả ngành thủy sản bấp bênh theo.

                Về sản phẩm cá tra, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng phân tích: “Năm 2014, khi xuất khẩu cá tra đạt kim ngạch kỷ lục 1,8 tỷ USD, chúng ta gần như khẳng định cá tra là sản phẩm độc tôn trên thị trường và Việt Nam chiếm thế độc quyền về sản xuất và xuất khẩu (cá tra Việt Nam chiếm hơn 90% thị phần thế giới). Nhận định trên khiến chúng ta ảo tưởng, đánh giá sai về vị trí cá tra vì thực tế cá tra không tạo nên một thị trường riêng biệt mà nằm trong thị trường cá thịt trắng, nghĩa là vẫn có thể thay thế được. Từ đó, doanh nghiệp (DN) không chú tâm đến tính đa dạng về sản phẩm, giá thành, chất lượng để cạnh tranh.

                Chính vì vậy, sau một thời gian phát triển nóng, cá tra liên tiếp gặp phải những bất lợi trên thị trường, chủ yếu là các rào cản thương mại như tăng mức thuế chống bán phá giá hay các rào cản kỹ thuật như yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kéo theo sự co hẹp về thị trường khiến giá cá giảm mạnh, doanh nghiệp nội địa lục đục cạnh tranh, chèn ép nhau khiến ngành hàng này nhiều phen điêu đứng”. Trong khi đó, Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra đến nay vẫn đang trong tình trạng “treo”, chưa thực hiện được.

                Đại diện Công ty cổ phần Xuất, nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) cho rằng: Nghị định 36 đưa ra rất nhiều nguyên tắc, quy định cho sản xuất và xuất khẩu cá tra nhưng hai yếu tố quan trọng nhất là thức ăn và con giống, chiếm 80 đến 90% giá thành cá tra nguyên liệu lại không được đề cập. Đây là hai khâu quan trọng nhất mà Nhà nước phải kiểm soát vì nó quyết định toàn bộ hiệu quả nuôi cá tra. Khi nuôi cá tra đạt hiệu quả trên cơ sở giá thành thấp, chất lượng cao thì mới có thể tính đến hiệu quả của chế biến và xuất khẩu. Mặt khác, Nghị định 36 có khá nhiều quy định “làm khó” DN như tiêu chuẩn mạ băng (lớp đá phủ đông lạnh) không quá 10% và hàm lượng nước không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh. Nếu thực hiện đúng quy định hàm lượng nước thì giá bán cá tra sẽ đội lên gần gấp hai lần (từ 2,3 USD/kg lên 4 USD/kg), thị trường rất khó chấp nhận và sẽ đẩy DN vào chỗ khó khăn.

                Khác với cá tra, tôm là mặt hàng khó cạnh tranh trên thị trường vì giá nuôi tại Việt Nam không rẻ hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng đây vẫn là mặt hàng chiếm tới hơn 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản, là “đòn bẩy” cho mức tăng trưởng xuất khẩu trong nhiều năm. Tuy nhiên những năm gần đây, con tôm liên tục gặp thời tiết bất thường, dịch bệnh kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả người nuôi và DN. Tôm cũng bị “chặn” bởi các rào cản thương mại từ phía nhà nhập khẩu như kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp,… Song, vấn đề lớn nhất của tôm xuất khẩu chính là chất lượng không đáp ứng thị trường, nhất là các thị trường khó tính. Hiện tượng tôm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, tồn dư kháng sinh hay bị bơm tạp chất diễn ra phổ biến ở nhiều vùng nuôi thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là nguyên nhân khiến nhiều lô hàng tôm xuất khẩu bị kiểm duyệt rất khắt khe, thậm chí bị trả về.

                Công nhân Công ty cổ phần Xuất, nhập khẩu thủy sản An Giang thu hoạch cá tra..

                Nâng chất lượng, mở thị trường

                Vấn đề lớn nhất của xuất khẩu thủy sản hiện nay chính là kiểm soát chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe nhận định: Từ năm 2016, “cánh cửa” xuất khẩu thủy sản Việt Nam được mở rộng hơn nhờ tham gia một số Hiệp định thương mại tự do, song phương và đa phương như VKFTA,TPP,... Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản nước ta được lợi về thuế quan nhưng chắc chắn sẽ bị các nước dựng hàng rào kỹ thuật phi thuế quan dưới dạng vệ sinh an toàn thực phẩm, lao động,… nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu, có thể làm vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế. Chính vì vậy, việc theo dõi thông tin, biến động thị trường là cần thiết nhưng từ nội tại, các DN nhất thiết phải chú ý đến yếu tố chất lượng để đối phó kịp thời và hiệu quả trước những động thái này. Về phía DN, Trưởng phòng Kỹ thuật Nguyễn Đăng Khoa, Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) cho biết: “Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của DN vì nó liên quan mật thiết đến giá bán và thị trường tiêu thụ. Do sản phẩm của công ty xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ và Nhật Bản cho nên đòi hỏi về chất lượng rất khắt khe. Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, tất cả các lô nguyên liệu thu mua đều được công ty truy xuất tới tận ao nuôi và mỗi nguồn cung cấp đều có mã hóa truy xuất bao gồm ao nuôi, người nuôi và vùng nuôi”.

                Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đối tác, việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh những ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu, một số đối thủ như Trung Quốc, Thái-lan hay Băng-la-đét, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ,… ngày càng gia tăng khả năng cạnh tranh, sẽ khiến DN thủy sản Việt Nam khó khăn hơn khi chiếm thị phần. Để đối phó hiện trạng này, thủy sản sẽ không chỉ dừng lại ở chất lượng mà còn phải đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm của DN. Theo gợi ý của nguyên Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng, sản phẩm cá tra hầu hết xuất khẩu dạng phi-lê đông lạnh, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng sang sản phẩm cá tra hun khói, bột cá tra. Bằng công nghệ cao thủy phân, từ cá tra nguyên liệu sẽ làm ra bột cá tra, cứ 10 kg cá tra nguyên con (giá 10 USD), cho ra một kg bột cá tra với giá 50 USD, giá trị gấp năm lần, trong khi nhu cầu về bột cá tra trên thế giới khá lớn, đạt giá trị 70 tỷ USD/năm. Với khả năng dồi dào như thế, các DN có thể tính đến việc đầu tư dây chuyền chế biến mới, ước tính khoảng 20 triệu USD với sản lượng 1.500 tấn bột/năm, chỉ trong khoảng hai năm đã có thể thu hồi vốn.

                “Đường bơi” mới cho cá tra xuất khẩu đã nhìn thấy, tuy nhiên đòi hỏi DN thủy sản phải có tư duy dám nghĩ, dám làm. Mặt hàng tôm cũng vậy, khi tôm sú, tôm thẻ chân trắng khó khăn về thị trường, chúng ta cần tính đến phát triển ngành nuôi và chế biến, xuất khẩu tôm hùm. Hiện nay, hai thị trường Hồng Công (Trung Quốc) và Xin-ga-po có nhu cầu tôm hùm lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, tôm hùm hiện là ngành “ba không”: không giống (bắt từ tự nhiên), không thức ăn (chủ yếu ăn cá tạp), không thị trường (chỉ thông qua thương lái Trung Quốc). Muốn “ôm” được, đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía DN, chuyển sang nuôi trên cơ sở có giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, tự mở thị trường tiêu thụ chứ không phụ thuộc Trung Quốc. Đa dạng sản phẩm chính là hình thức mở rộng thị trường nhanh và bền vững nhất, bên cạnh các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

                Những rào cản kỹ thuật, thương mại ngày càng nhiều tại các thị trường nhập khẩu cho thấy ngành thủy sản cần một chiến lược tiếp thị chuyên nghiệp, chủ động và dài hơi. Theo đó, cần xây dựng chiến lược tiếp thị bài bản từ 5 đến 10 năm, dựa trên những lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt của thủy sản Việt Nam so với các quốc gia khác như Thái-lan, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a. Đồng thời, tạo lập các công cụ, nội dung để phục vụ chiến lược tiếp thị: các câu chuyện truyền cảm hứng về ngành thủy sản hay sản phẩm đặc thù; phát phim phóng sự về sản phẩm; có dữ liệu mềm khác như clip dạy nấu ăn, giới thiệu điểm du lịch lồng ghép hình ảnh khai thác, nuôi trồng thủy sản Việt Nam,...

                TÔ THỊ TƯỜNG LAN
                Phó Tổng Thư ký VASEP

                (Còn nữa)

                (*) Xem Báo Nhân Dân số ra ngày 2-8-2016.

                Bài, ảnh: HÀ TUYẾT và ANH BÌNH

                Nguồn: http://nhandan.com.vn

                 

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Khang Lâm
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Siemens
                • Vina-Kraft
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Thuận Thiên Phát
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Marubeni
                • Valmet (26/2/2019)
                • Tân Quảng Phát
                • Tetra Pak
                • Khang Thành
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Mỹ Việt
                • Quang Minh Kieu
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Linh Xuân
                • CRM
                • VOITH-IHI
                • Giấy Sài gòn
                • Đông Dương
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Vinpas
                • Minh Cường Phát paper
                • Tan Phat
                • HanThai
                • Lee&Man
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn