THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 58
                Tổng số lượt truy cập: 4.707.896
                Số lượt click trong ngày: 17.193
                Tổng số lượt click: 14.694.067

                Tin kinh tế
                Thứ ba, 09/08/2016 07:08

                Mừng ngắn, lo dài (Kỳ 1: Long đong xuất khẩu gạo)

                Xuất khẩu gạo tại bến của Công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Cà Mau.

                Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong 5 năm gần đây tuy đạt mức khá cao, bình quân 17,5%/năm nhưng có xu hướng năm sau thấp hơn năm trước, thể hiện rõ nhất ở một loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày… Mô hình tăng trưởng xuất khẩu theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên, điều kiện tự nhiên và lao động giá rẻ đang dần bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách chuyển sang mô hình tăng trưởng mới, hướng tới xuất khẩu bền vững.

                Bài 1: Long đong xuất khẩu gạo

                Qua sáu tháng năm 2016, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh dự báo xuất khẩu gạo năm nay từ 6,5 triệu tấn xuống còn hơn 5,6 triệu tấn, do trong quý II, xuất khẩu gạo đã giảm tới 31,3% về lượng và 24% về giá trị - mức giảm cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua. Hiện tượng này cũng nằm trong sự sụt giảm chung cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo nước ta trong vòng 5 năm trở lại đây, và rõ ràng hạt gạo Việt Nam đang rất long đong trên con đường xuất khẩu.

                Sản lượng, giá trị liên tục giảm

                Theo thống kê của VFA, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2015 gặp nhiều khó khăn khi liên tục sụt giảm đáng lo ngại về giá trị. Cụ thể, năm 2012, xuất khẩu gạo tăng 8,27% về lượng nhưng giảm 1,99% về giá trị so với năm 2011. Năm 2013 - 2014, xuất khẩu gạo giảm sâu cả về sản lượng và giá trị, đáng chú ý năm 2013, giảm tới 13,45% về sản lượng và 16,23% về giá trị so với năm 2012. Năm 2016, nếu theo đúng dự báo, xuất khẩu gạo cả năm chỉ đạt 5,65 triệu tấn thì đây là lần đầu kể từ năm 2009, xuất khẩu gạo nước ta dưới ngưỡng sáu triệu tấn. Tính riêng bảy tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng giảm tới 16,4% về sản lượng và 12,2% về giá trị.

                Như vậy trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, xuất khẩu gạo giảm liên tục cả về sản lượng và giá trị. Nguyên nhân chính là do gạo Việt Nam chất lượng thấp, không có thương hiệu cho nên khó tiếp cận các phân khúc thị trường cao cấp, trong khi phân khúc thị trường cấp trung, cấp thấp lại chịu sự cạnh tranh của nhiều quốc gia dẫn đến giá bán và lợi nhuận đều giảm. Đơn cử, sáu tháng năm nay, Thái-lan xả hàng tồn kho với khối lượng lớn, giá rẻ đã khiến gạo Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt và mất thị phần tại nhiều thị trường truyền thống. Trong khi đó, các nước sản xuất và xuất khẩu mới như Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Mi-an-ma, Cam-pu-chia liên tục tăng cường cạnh tranh với gạo Việt Nam. Chính sự phụ thuộc vào thị trường gạo cấp trung và cấp thấp đã khiến xuất khẩu gạo nước ta luôn ở thế bấp bênh và mặc dù nhiều năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu luôn giữ vị trí nhất, nhì thế giới nhưng Việt Nam lại hầu như không có vai trò trong điều tiết thị trường xuất khẩu.

                Những nguyên nhân và hệ quả này không mới, lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua, nhưng vì sao vẫn không thể hạn chế hoặc giải quyết dứt điểm? Xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo Việt Nam được đề cập trong hầu hết các văn bản pháp lý liên quan hoạt động sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cũng như được nhắc đến trong tất cả các diễn đàn, hội thảo, hợp tác,… nhưng thực tế việc thực hiện vẫn không mấy nhúc nhích. Chưa nói đến thương hiệu, mà nhãn hiệu gạo cũng còn rất ít. Trong số 54 doanh nghiệp thành viên của VFA, có tổng số 89 nhãn hiệu gạo, nhưng chỉ có 68 nhãn hiệu gạo đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

                Chuyên gia lúa gạo Nguyễn Đình Bích - nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) nhận định: Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, Việt Nam có nhiều hợp đồng tập trung, không yêu cầu khắt khe về chất lượng, phẩm cấp gạo trong khi giá bán lại cao hơn các hợp đồng thương mại cùng thị trường. Gần 20 năm qua, giá gạo xuất khẩu vào ba thị trường tập trung là In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a cao hơn khoảng 20 USD/tấn so với hợp đồng thương mại. Do vậy, những doanh nghiệp (DN) chuyên tham gia hợp đồng tập trung không có ý thức và nỗ lực xây dựng chất lượng, thương hiệu cho hạt gạo. Đây là lý do kinh tế rất quan trọng khiến gạo Việt Nam rơi vào tình trạng “trắng thương hiệu” như hiện nay.

                Trong khi nhiều DN nặng về hợp đồng tập trung thì một số chính sách về xuất khẩu gạo mà Chính phủ ban hành lại chưa hoàn toàn khuyến khích các DN xây dựng thương hiệu, thậm chí tạo nên những rào cản khiến cho một số DN khó khăn trong việc xuất khẩu gạo thương hiệu. Câu chuyện “nóng” của Công ty TNHH Cỏ May Đồng Tháp (gọi tắt là Công ty Cỏ May) là một thí dụ. Theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, để được cấp phép xuất khẩu gạo, công ty phải có kho chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc và một cơ sở xay xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.

                Đối với Công ty Cỏ May, chuyên xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và chuyên biệt như: gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica với số lượng nhỏ, không cần những điều kiện về kho chứa cũng như hệ thống xay xát “khổng lồ” như trên. Chính vì vậy, để xuất khẩu được sản phẩm mang thương hiệu của mình sang Xin-ga-po, Cỏ May phải ủy thác xuất khẩu qua một công ty khác. Đồng thời, để bảo đảm giữ được thương hiệu gạo đến người tiêu dùng nước ngoài, công ty lại phải lập ra một công ty nhập khẩu Cỏ May ở Xin-ga-po để nhập chính sản phẩm gạo của mình qua đơn vị được ủy thác. Sau đó, từ công ty “con” tại Xin-ga-po, các sản phẩm gạo Cỏ May mới được chuyển vào các kênh bán lẻ tại nước này.

                Nói về câu chuyện vòng vèo luẩn quẩn này, Phó Giám đốc Công ty Cỏ May Đinh Minh Tâm chia sẻ: “Việc ủy thác xuất khẩu và lập công ty “con” tại Xin-ga-po khiến DN phải bỏ ra thêm nhiều chi phí để gạo đến được người tiêu dùng, do đó lợi nhuận sụt giảm mạnh. Công ty đã gửi kiến nghị lên Bộ Công thương có cơ chế cho DN được xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị trường có hợp đồng mà không cần bảo đảm đầy đủ điều kiện như quy định tại Nghị định 109, nhưng đến nay, chưa thấy Bộ trả lời”.

                Cần thay đổi tư duy

                Qua những diễn biến xuất khẩu gạo trong nhiều năm trở lại đây có thể thấy, gạo Việt ngày càng bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ tiềm năng trên thế giới. Trong khi đó, điểm yếu “cốt tử” của gạo Việt Nam chính là chất lượng thì vẫn chỉ dừng lại ở mức nhận thức chứ chưa thay đổi. Trước thực trạng đó, tháng 5-2015, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó gạo thơm và đặc sản chiếm 30%.

                Về khả năng thực hiện mục tiêu này, Chủ tịch VFA Huỳnh Thế Năng thừa nhận có nhiều thách thức vì thương hiệu gạo dựa trên ba yếu tố chính: thuần loại, có xuất xứ nguồn gốc và kiểm soát được dư lượng hóa chất. Tuy nhiên, với gạo nước ta, cả ba yếu tố này đều chưa đạt. Cụ thể, theo đánh giá của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), tỷ lệ diện tích sử dụng giống lúa cấp xác nhận còn thấp (chỉ từ 30 đến 35%) và hiện cũng chưa có giống lúa nào cho chất lượng gạo có tính khác biệt để cạnh tranh xuất khẩu. Trong khi đó, chuỗi giá trị lúa gạo lại có quá nhiều nhân tố trung gian tham gia dẫn đến tình trạng đấu trộn các giống lúa để bán lại cho DN xuất khẩu diễn ra phổ biến.

                Việc sử dụng nhiều chủng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức vào sản xuất, vừa gây lãng phí chi phí đầu tư vừa khiến tồn trữ dư lượng thuốc hóa học cao trong gạo ảnh hưởng lớn đến chất lượng gạo xuất khẩu và mở rộng thị trường. Ông Năng đề xuất: Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT cần chỉ đạo rà soát lại danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành, xem xét loại bỏ chủng loại thuốc có chứa các hoạt chất độc hại, có lộ trình thay thế bằng các loại thuốc an toàn hơn. Bộ Y tế xem xét, bổ sung Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về quy định mức giới hạn tối đa cho phép trên sản phẩm gạo đối với các hoạt chất còn thiếu để làm căn cứ pháp lý đàm phán về mức dư lượng hoạt chất với các nước nhập khẩu gạo.

                Ở khía cạnh khác, chuyên gia Nguyễn Đình Bích nêu quan điểm: Muốn hoạt động xuất khẩu gạo mang tính ổn định và bền vững, công tác tìm hiểu thị trường phải được đặt lên hàng đầu. Chúng ta cần cân nhắc việc đặt một tùy viên nông nghiệp thuộc đoàn tham tán thương mại của nước ta ở nước nhập khẩu gạo. Tùy viên này có trách nhiệm theo dõi diễn biến cung - cầu, thị hiếu thị trường tại nước sở tại, báo về trong nước, để đơn vị chức năng hoạch định kế hoạch sản xuất và xuất khẩu tương ứng. Đồng thời, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý điều hành xuất khẩu gạo.

                Hiện nay, chúng ta có tới ba bộ chính tham gia lĩnh vực này, gồm các bộ: NN-PTNT (phụ trách sản xuất), Tài chính (phụ trách về giá), Công thương (thương mại), mỗi bộ “dính một chút” nhưng chồng chéo, không hiệu quả. Tại Mỹ, cơ quan phụ trách duy nhất các vấn đề về sản xuất và xuất khẩu nông sản là Bộ Nông nghiệp Mỹ, nắm đầy đủ thông tin về từng mặt hàng nông sản, từ sản xuất đến giá cả, thị trường tiêu thụ, thông tin DN,… Nên chăng chúng ta học tập mô hình này, vì quy về một mối để tập trung trách nhiệm là cách điều hành xuất khẩu gạo hiệu quả nhất. Sự thống nhất cũng sẽ tạo cơ sở cho chúng ta có cơ hội tham gia điều tiết thị trường gạo thế giới chứ không bị động như nhiều năm qua.

                Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu gạo từ năm 1989. Những năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến tái cơ cấu ngành lúa gạo để nâng cao giá trị gia tăng bền vững. Nhưng tái cơ cấu, xét cho cùng, chính là phải thay đổi tư duy của những người tham gia hoạt động ngành hàng. Đối với ngành lúa gạo, đó chính là thái độ kiên quyết hướng tới chất lượng, thương hiệu gạo của các cơ quan chức năng, của DN chế biến xuất khẩu và nông dân trồng lúa. Điều đặc biệt quan trọng là các chính sách phải phù hợp, công khai, minh bạch, là chỗ dựa vững chắc cho những DN có năng lực và tâm huyết thật sự đối với ngành lúa gạo; thắt chặt và kiểm soát nghiêm ngặt đối với những DN chỉ tìm kiếm lợi nhuận trước mắt. Bởi DN chính là cái “lõi” trong chuỗi giá trị của ngành hàng xuất khẩu chiến lược này.

                (Còn nữa)

                Để khuyến khích các DN xây dựng thương hiệu gạo, cần có cơ chế, chính sách “hậu thuẫn” phù hợp. Đối với các DN chế biến và xuất khẩu gạo chất lượng cao và chuyên biệt, nên có cơ chế khuyến khích xuất khẩu vì gạo chủ yếu xuất sang các thị trường khó tính, số lượng không nhiều, cho nên khó có thể mở rộng quy mô như đối với gạo thông thường. Lượng gạo thơm, gạo đặc sản xuất khẩu mỗi năm của Cam-pu-chia cũng chỉ đạt hơn 800 tấn nhưng DN vẫn nhận được rất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ.

                Đinh Minh Tâm

                Phó Giám đốc Công ty TNHH Cỏ May Đồng Tháp

                Bài và ảnh: HÀ TUYẾT và ANH BÌNH

                Nguồn: http://nhandan.com.vn

                 

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Linh Xuân
                • Quang Minh Kieu
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Tetra Pak
                • Khang Thành
                • Minh Cường Phát paper
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Tân Quảng Phát
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Đông Dương
                • CRM
                • Khang Lâm
                • Vinpas
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Vina-Kraft
                • Lee&Man
                • Mỹ Việt
                • Marubeni
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Valmet (26/2/2019)
                • Siemens
                • Thuận Thiên Phát
                • Tan Phat
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • VOITH-IHI
                • HanThai
                • Giấy Sài gòn
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn