THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 74
                Tổng số lượt truy cập: 4.714.505
                Số lượt click trong ngày: 9.172
                Tổng số lượt click: 14.704.351

                Tin kinh tế
                Thứ tư, 19/07/2017 09:07

                Kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào khu vực FDI

                "Mặc dù đã có sự phục hồi trong quý 2, song các chỉ báo lại đang cho thấy kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài".

                Đó là nhận định được TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý II diễn ra chiều 10/7.

                TS. Nguyễn Đức Thành cho biết, bước sang Quý 2, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực với mức tăng trưởng 6,17% cao hơn hơn so với cùng kỳ năm trước (5,78%).

                Theo ông Thành, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng cho thấy Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt một số công ty lớn như Samsung.

                Dẫn chứng cho điều này, ông Thành cho biết, nếu như năm 2009, xuất khẩu của khu vực FDI chỉ chiếm 32,9% tổng xuất khẩu thì còn số này đã tăng lên 70,2% năm 2016 và 72,4% trong nửa đầu năm 2017.

                 

                Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo khu vực từ 2001 - 6 tháng năm 2017

                Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo khu vực từ 2001 - 6 tháng năm 2017

                Bên cạnh đó, với dòng FDI lớn, vốn đầu tư toàn xã hội khu vực này liên tục tăng ở mức cao trong những năm gần đây. Dù suy giảm trong nửa cuối năm 2017, dòng vốn từ khu vực FDI đã phục hồi đáng kể trong nửa đầu năm 2017, ông Thành cho hay.

                Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2017. Đ/v: Nghìn tỷ đồng.

                Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2017. Đ/v: Nghìn tỷ đồng.

                Bên cạnh đó, theo ông Thành, qua khảo sát cho thấy lượng lao động sử dụng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, đặc biệt ở khu vực chế biến chế tạo.

                Ngược lại, số lao động sử dụng trong khu vực ngoài nhà nước thậm chí đã giảm tuyệt đối trong 6 tháng đầu năm 2017.

                “Những điều này cho thấy khu vực kinh tế trong nước đang ngày trở nên yếu thế so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang được mở rộng”, ông Thành nhận định.

                GDP cả năm 2017 có thể đạt 6,4%

                Theo TS. Nguyễn Đức Thành, năm 2017 có đặc điểm khác biệt là ngay từ đầu năm Chính phủ đã quyết tâm rất cao trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng do Quốc hội đề ra là 6,7%, bất chấp nhiều cảnh báo đó là mục tiêu khó khả thi.

                Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, đây là thời điểm Việt Nam cần xem xét lại cách thức tăng trưởng vì bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy mang tính đối phó với sự suy giảm tăng trưởng như nỗ lực tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình công, hoặc tăng sản lượng khai thác dầu thô... có thể sẽ không khả thi.

                Bên cạnh đó, tăng trưởng của khu vực sản xuất và hoạt động thương mại vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của một số ít các doanh nghiệp FDI lớn. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng đáng kể cùng với sự suy giảm trong quy mô lao động hoạt động cho thấy khu vực kinh tế trong nước đang ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt trong việc cạnh tranh với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

                Cũng theo ông Thành, chi thường xuyên không những không giảm đi mà thậm chí còn tăng với tốc độ cao hơn so với các năm trước dẫn tới sự gia tăng không ngừng của chi ngân sách cho trả nợ cả gốc và lãi.

                “Đã đến lúc nên đặt câu hỏi về chất lượng tăng trưởng một cách rất thực tế, là mức tăng trưởng chung, dù cao, có phản ánh thực lực của nền kinh tế hay không”, ông Thành nêu vấn đề.

                Trong bối cảnh hiện nay, TS. Nguyễn Đức Thành cho biết VEPR dự báo tăng trưởng hai quý tiếp theo sẽ ở mức 6,7% và 7,0%, đưa tăng trưởng cả năm lên mức 6,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo VEPR đưa ra hồi quý trước.

                Đồng thời, với chính sách tiền tệ được điều hành thận trọng cũng như ảnh hưởng của cú sốc về giá thực phẩm, ông Thành cho rằng lạm phát năm 2017 sẽ duy trì ở mức thấp dưới 2,5%. Cụ thể, lạm phát cuối Quý 3 có thể giảm xuống 1,8% trước khi tăng lên 2,2% vào cuối năm.

                Đưa ra khuyến nghị về chính sách, Viện trưởng VEPR cho rằng Chính phủ cần thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt chặt chi thường xuyên như chính sách tinh giản biên chế, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả chi phí quản trị nhà nước.

                Đồng thời, để giảm sức ép đối với ngân sách và tránh lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, việc thực hiện các biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực này là yếu tố sống còn.

                Ngoài ra, theo ông Thành, cần rất cảnh giác với hiện tượng là nhiều thay đổi chính sách đang tạo ra nhiều giấy phép con mới, hoặc đưa ra nhiều điều kiện mới, gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp.

                 

                Theo N.Mạnh

                BizLive

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Đông Dương
                • Thuận Thiên Phát
                • CRM
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Linh Xuân
                • Vina-Kraft
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Khang Thành
                • Mỹ Việt
                • Giấy Sài gòn
                • Quang Minh Kieu
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Minh Cường Phát paper
                • VOITH-IHI
                • Tan Phat
                • Lee&Man
                • Tetra Pak
                • Tân Quảng Phát
                • Khang Lâm
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • HanThai
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Vinpas
                • Marubeni
                • Siemens
                • Valmet (26/2/2019)
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn