THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 54
                Tổng số lượt truy cập: 4.708.893
                Số lượt click trong ngày: 320
                Tổng số lượt click: 14.695.499

                Thời sự
                Thứ tư, 06/11/2019 15:11

                Kinh tế Việt Nam đi ngược xu hướng “4 thấp"

                Trong khi kinh tế thế giới xuất hiện hiện tượng “4 thấp" thì diễn biến kinh tế của Việt Nam lại đi theo chiều hướng ngược lại.

                Họp báo Chính phủ thường kỳ - Ảnh: Chinhphu.vn

                Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10-2019, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, trong bối cảnh các tổ chức quốc tế đều cho rằng nền kinh tế thế giới đang xuất hiện hiện tượng "4 thấp", đó là tăng trưởng thấp, thương mại-đầu tư thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp, điều này có thể dẫn đến "trì trệ kéo dài" và sẽ chuyển sang "suy thoái". Song, các tổ chức quốc tế tiếp tục nhận định lạc quan về phát triển kinh tế của Việt Nam.

                Theo đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá. Lâm nghiệp phát triển ổn định (sản lượng gỗ khai thác tăng 4,6%); chăn nuôi bò và gia cầm phát triển tốt (đàn bò tăng 2,4%, gia cầm tăng 11,5%).

                Khu vực công nghiệp tiếp tục có bước phát triển mạnh (IIP tăng 9,5%); ngành chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện tăng mạnh (lần lượt tăng là 10,8% và 9,9%); đặc biệt ngành khai khoáng tăng trưởng trở lại sau nhiều năm tăng trưởng âm (tăng 1,2% cùng kỳ năm trước giảm 2,3%). Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ (sắt, thép tăng 42,8%; xăng, dầu tăng 33,2%; tivi tăng 16,4%; điện thoại thông minh tăng 16%).

                Thị trường thương mại ổn định, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng cao đạt 11,8%. Thu hút khách quốc tế tiếp tục tăng khá, đạt gần 14,5 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ.

                Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát và giữ ở mức thấp. CPI bình quân 10 tháng năm 2019 tăng 2,48% so với bình quân cùng kỳ; CPI tháng 10/2019 tăng 2,79% so với tháng 12/2018 và tăng 2,24% so với cùng kỳ.

                Kim ngạch xuất khẩu tăng khá, đạt trên 217 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,4%. Khu vực trong nước tăng 16,2%, cao hơn nhiều so với khu vực FDI là 3,9%; tỷ trọng xuất khẩu của khu vực trong nước chiếm 30,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất siêu 7 tỉ đô la Mỹ.

                Đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ đà phát triển tốt; vốn FDI thực hiện đạt 16,2 tỉ đô la Mỹ, cao nhất cùng kỳ các năm từ trước đến nay; góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 70,5%.

                Tuy nhiên, cũng theo ông Mai Tiến Dũng, nền kinh tế vẫn xuất hiện nhiều hạn chế. Dịch tả lợn châu Phi có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng nông nghiệp trong năm 2019; đồng thời nhiều mặt hàng nông sản giá xuống thấp; xuất khẩu nông sản tăng về sản lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm.

                Mặc dù xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, nhưng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng đầu năm ước tăng 7,4%, thấp hơn mức tăng 21,8% của 10 tháng năm 2017 và 15,3% của 10 tháng năm 2018.

                Đặc biệt, tỷ lệ thực hiện và tốc độ tăng giải ngân vốn đầu tư công vẫn ở mức thấp nhất trong giai đoạn 2015-2019. Môi trường đầu tư kinh doanh bị đánh giá là chậm được cải thiện, sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, có 26.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; 34.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, tăng 34,8% và 13.500 doanh nghiệp giải thể…

                Trúc Diễm

                Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Siemens
                • Khang Lâm
                • Tân Quảng Phát
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Minh Cường Phát paper
                • Mỹ Việt
                • Lee&Man
                • Quang Minh Kieu
                • Đông Dương
                • Tan Phat
                • Tetra Pak
                • Khang Thành
                • Giấy Sài gòn
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Vinpas
                • CRM
                • VOITH-IHI
                • Vina-Kraft
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Thuận Thiên Phát
                • Linh Xuân
                • Valmet (26/2/2019)
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Marubeni
                • HanThai
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn