THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 82
                Tổng số lượt truy cập: 4.712.687
                Số lượt click trong ngày: 6.481
                Tổng số lượt click: 14.701.660

                Tin kinh tế
                Thứ hai, 25/01/2021 11:01

                Giới trẻ Indonesia bỏ thành thị về quê trong trào lưu 'nền kinh tế ít tiếp xúc'

                Khảo sát của Cơ quan thống kê Indonesia (BPS) vào tháng 4 năm ngoái cho thấy 40% người dân Indonesia đã làm việc tại nhà trong suốt thời gian bùng nổ dịch. Các nhà phân tích cho rằng nếu xu hướng tiếp tục tồn tại suốt khủng hoảng, kinh tế của các thành phố, thị trấn nhỏ hơn sẽ có cơ hội phát triển mới.

                Điều này đồng nghĩa cánh cửa chuyển giao kỹ năng và tri thức được mở rộng trong “nền kinh tế ít tiếp xúc” - nơi các tiếp xúc trực tiếp bị hạn chế tối thiểu đến mức bằng không.

                Một nhóm bạn trẻ đang chờ đón hoàng hôn ở đền Tanah Lot nổi tiếng tại Bali. Rời thành thị để về quê làm việc đang là xu hướng mới nổi ở Indonesia và nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Getty Images

                Mệt mỏi với đô thị chật chội

                Cách đây bảy tháng, Bayu Edimiralda bỏ lại thủ đô Jakarta chật chội và kẹt xe để về thiên đường nhiệt đới Bali. Văn phòng làm việc của anh đặt trong một khu văn phòng chia sẻ, gần với chỗ trọ. Hàng ngày, vị giám đốc thương hiệu của một hãng công nghệ tài chính đặt trụ sở ở Jakarta vào mạng lúc 10 giờ sáng. Sáu hoặc bảy tiếng sau, anh kết thúc ngày làm việc của mình với tách cà phê và chờ ngắm cảnh hoàng hôn của Bali.

                “Tôi biết có khoảng ba nhân viên từ bộ phận của tôi đang ở Bali, thậm chí sếp của tôi cũng dời về đây và không muốn trở lại thủ đô Jakarta. Tôi đoán có khoảng 60 người trong công ty cũng đang làm việc từ xa ở Bali”, Edmiralda nói với Nikkei Asia.

                Còn Azarine Arinta, chuyên viên truyền thông kỹ thuật số của một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, mới rời Jakarta hồi tháng rồi. Cô đang sống với em gái và chị em họ ở cố đô Yogyakarta. Hàng ngày cô có thể đi bộ ra ngoài để mua nhu yếu phẩm thay vì đặt đồ qua các siêu ứng dụng Grab hay Gojek. Cô nói điều này đã giúp cô tiết kiệm nhiều hơn so với khi sống ở thủ đô Jakarta.

                Cả Edmiralda và Arinata đều nói sự thoải mái tinh thần là lý do chính khiến họ rời bỏ thủ đô chật chội. Dịch bệnh đã gia tăng xu hướng làm việc từ xa, và lớp trẻ đô thị ưa thích công nghệ ở Indonesia đã đón bắt xu hướng này. Nhiều người trong số họ để chọn trở về thành phố hay thị trấn quê nhà – nơi gia đình đang sinh sống.

                “Tôi đã mệt mỏi với Jakarta. Số ca nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng và chính sách của chính quyền không nhất quán”, cô nói. Cả hai người trẻ đều nói rằng họ chưa có kế hoạch sớm quay lại thủ đô.

                Mọi thứ thay đổi trong “nền kinh tế ít tiếp xúc”

                Indonesia được xem là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á với số dân đứng thứ tư thế giới và chiếm 1/3 tổng sản lượng kinh tế của Đông Nam Á. Nền kinh tế số của Indonesia cũng đứng đầu trong khu vực, với quy mô gấp đôi của Thái Lan. Những đại tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google, Facebook, Apple và Microsoft đã đổ hàng chục tỉ đô la đầu tư với các công ty khởi nghiệp của Indonesia trong thập niên qua. Đất nước này có số kỳ lân - startup có trị giá từ 1 tỉ đô la - nhiều nhất ở Đông Nam Á, như Gojek, Tokopedia, Bukalapak, Traveloka…

                Nhà nghiên cứu Nailul Huda của Viện Phát triển kinh tế và tài chính (INDEF) nói rằng sự chuyển dịch sang “nền kinh tế ít tiếp xúc” - tạm dịch từ “low touch economy” - đang gia tăng và thay đổi thói quen trong tiêu dùng và làm việc của người dân Indonesia.

                “Công nghệ đang đi theo hướng đó và chắc chắn chúng ta sẽ không thể tránh được. Nền kinh tế ít tiếp xúc này sẽ làm gia tăng nhu cầu địa phương và tăng mức thu nhập trung bình theo đầu người”, Huda nói.

                Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) nói rằng Indonesia là một trong những thị trường điện toán đám mây (cloud) phát triển mạnh nhất ở châu Á – Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng trung bình 25% trong vòng 5 năm tới. “Sử dụng dữ liệu đang bùng nổ từ các trang thương mại điện tử đến dịch vụ giao nhận thức ăn”, báo cáo của BCG viết.

                Yose Rizal thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) cũng đồng ý rằng xu hướng như thế sẽ thúc đẩy nhu cầu gia tăng ở các thành phố loại hai và nông thôn. Ông cũng nói rằng cần có quan điểm thực tế hơn đối với các kỹ năng cần thiết cho môi trường làm việc từ xa.

                “Năm 2019, chỉ có khoảng 9,7% người Indonesia có bằng đại học. Và gần 60% lực lượng lao động chưa tốt nghiệp tiểu học. Vì thế, chúng ta đối diện với gánh nặng lớn trong cấu trúc nhân lực, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết”, Rizal cảnh báo.

                Để bắt kịp các xu hướng toàn cầu, chính phủ Indonesia tích cực hỗ trợ các sáng kiến làm việc từ xa. Tháng 1 năm ngoái trước khi dịch bùng phát, Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia đã đưa ra mô hình “làm việc linh động” cho phép một số nhân sự của bộ này làm việc tại nhà. Thử nghiệm này sau đó được nhân rộng.

                Để triển khai sáng kiến này và khởi động lại ngành du lịch bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề, Bộ trưởng Bộ Kinh tế sáng tạo và du lịch Sandiaga Uno đã đưa ra ý tưởng “Làm việc từ các điểm du lịch” nhằm khuyến khích mọi người từ các trung tâm đô thị đông đúc dời đến các thành phố hay trung tâm du lịch của Indonesia.

                Đây là ý tưởng tốt với việc giảm tải ở các thành phố lớn, nhưng thúc đẩy kinh tế địa phương các điểm đến. Tuy vậy, người ta không rõ kế hoạch đã triển khai như thế nào khi số ca nhiễm bệnh mới đang gia tăng khắp quần đảo này.

                Số ca nhiễm bệnh ở Indonesia sẽ đạt cột mốc kỷ lục 1 triệu trong vài ngày tới và hiện có hơn 26.000 người đã tử vong. Các chuyên gia nói rằng con số này sẽ tiếp tục tăng cao hơn.

                Indonesia cũng phải đối phó với suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong 8 năm qua, phần lớn là giới công nhân áo xanh bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khoảng 12,53 triệu người hay 10,46% tổng lực lượng lao động của Indonesia đã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

                Nhưng đối với giới nhân viên văn phòng trẻ như Arinta và Edmiralda, họ đã chờ đợi cơ hội làm việc từ xa từ rất lâu. “Chúng tôi đã trải qua giai đoạn điều chỉnh bởi trước đó chúng tôi họp hành mỗi ngày để xem rằng ai đang làm việc. Nhưng sau đó, mọi việc đi vào quỹ đạo và chạy tốt”, Edmiralda nói.

                Rời bỏ thành thị về nông thôn làm việc đang trở thành xu hướng nổi bật

                Tại châu Âu, hơn 40% số dân ở các thành phố lớn đang tính đến dời về nông thôn do ảnh hưởng của dịch, và khoảng 40% công nhân muốn làm việc từ xa 100% thời gian hơn – theo các khảo sát của các trung tâm nghiên cứu kinh tế Valoir và LSE Cities. Trong khi đó, theo trang SatelliteInternet.com, cứ 3 người Mỹ thì có 2 người đang xem xét rời bỏ thành phố để về thôn quê nếu các chính sách làm việc tại nhà đang được nhiều tiểu bang áp dụng do dịch Covid-19 lan rộng trở thành chính sách lâu dài.

                Dịch bệnh cũng “xua đuổi” hàng chục ngàn người dân ở trung tâm thủ đô Tokyo ra các vùng ven. Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản cho biết: Trong tháng 11 vừa rồi, có khoảng 28.000 người rời thủ đô Tokyo, tăng 19% so với cùng thời gian năm trước. Lý do cũng khác nhau: vật giá ở Tokyo đang leo thang và hệ thống y tế đang oằn mình vì dịch bùng nổ.
                Tại Singapore, một cuộc khảo sát của The Straits Times với gần 1.800 tham gia cho thấy: 8 trên 10 người lao động muốn làm việc ở nhà hơn hoặc có hình thức làm việc linh động hơn.

                Ricky Hồ

                Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Quang Minh Kieu
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Mỹ Việt
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • CRM
                • Vina-Kraft
                • Minh Cường Phát paper
                • Marubeni
                • Linh Xuân
                • Sojitz (06/5/2009)
                • VOITH-IHI
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Giấy Sài gòn
                • Đông Dương
                • Tan Phat
                • Khang Lâm
                • Lee&Man
                • Vinpas
                • HanThai
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Siemens
                • Tetra Pak
                • Khang Thành
                • Thuận Thiên Phát
                • Valmet (26/2/2019)
                • Tân Quảng Phát
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn