THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 41
                Tổng số lượt truy cập: 4.709.426
                Số lượt click trong ngày: 1.138
                Tổng số lượt click: 14.696.317

                Thời sự
                Thứ ba, 05/03/2019 13:03

                Doanh nghiệp Nhật mở rộng đầu tư tại Việt Nam

                Gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

                Đây là thông tin được ông Kitagawa Hironobu, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Văn phòng Hà Nội, đưa ra ngày 4-3, tại buổi công bố khảo sát thực trạng hoạt động của doanh nghiệp (DN) Nhật đầu tư tại châu Á, châu Đại Dương năm 2018.

                Môi trường đầu tư ổn định

                Kết quả khảo sát cho thấy 65,3% DN Nhật đang đầu tư tại Việt Nam trả lời "có lãi", tăng cao hơn so với năm ngoái, đặc biệt với DN thành lập trước năm 2010 tỉ lệ có lãi luôn ổn định ở mức trên dưới 80%. Đáng lưu ý, có tới 69,8% DN Nhật cho biết sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới, cao bậc nhất trong nhóm nước được khảo sát (Trung Quốc tỉ lệ này là 48,7%, Philippines là 52,4%, Indonesia là 49,2%...).

                Lý do chính của việc mở rộng là tăng doanh thu, tiếp đến nhiều DN kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao, quy mô thị trường, chi phí nhân công rẻ, môi trường sống tốt cho nhân viên người nước ngoài... cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam.

                Doanh nghiệp Nhật mở rộng đầu tư tại Việt Nam - Ảnh 1.

                Trưởng đại diện JETRO Hà Nội Kitagawa Hironobu (trái) và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng tại buổi họp báo Ảnh: Dương Ngọc

                Ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại TP HCM, cho biết mỗi năm có khoảng 6.000 lượt nhà đầu tư Nhật đến tìm hiểu về môi trường đầu tư ở Việt Nam. Trong đó, nhiều DN băn khoăn lựa chọn giữa Việt Nam và Philippines. Nếu nhìn vào nhân công giá rẻ giữa 2 nước khá tương đồng nhưng Philippines có lợi thế là DN ít gặp vấn đề về rào cản ngôn ngữ, giao tiếp, trong khi Việt Nam lại có môi trường chính trị - xã hội ổn định được đánh giá cao.

                Đầu tư mạnh vào công nghệ số

                Nhiều DN Nhật cho biết trong thời gian tới sẽ ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện phần lớn DN tập trung vào điện toán đám mây (cloud) nhưng tiềm năng là nhiều DN sẽ áp dụng công nghệ liên quan đến Internet vạn vật (IoT), giao dịch thương mại điện tử, tiếp thị số và cả công nghệ robot vào sản xuất, kinh doanh…

                Dù vậy, ông Kitagawa Hironobu cũng nhấn mạnh có một số rủi ro trong môi trường đầu tư mà các DN Nhật gặp phải, trong số 5 hạng mục đứng đầu, có 4 hạng mục đã được cải thiện (giá nhân công, thuế và thủ tục thuế, thủ tục hành chính, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc), song đáng tiếc là "hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành không rõ ràng" lại cao hơn năm trước là 48,2%, tăng 1,3 điểm %.

                Về các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hơn 50% DN nêu khó khăn trong việc tăng lương cho nhân viên; thu mua nguyên liệu, linh phụ kiện tại nước sở tại; quản lý chất lượng. Tuy nhiên, tỉ lệ này so với năm trước đã có cải thiện, đặc biệt tỉ lệ nội địa hóa đã tăng đáng kể, lên 36,3%, mức cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước đến nay. Các DN Nhật Bản cũng cho biết họ còn gặp khó khăn với thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyển nhượng giá, chưa có chính sách cụ thể cho việc phát triển ngành công nghiệp ôtô, phát triển công nghiệp hỗ trợ… 

                Cơ hội cho nông sản Việt

                Ông Kitagawa Hironobu cho rằng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt thâm nhập thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định chỉ có thể tận dụng được CPTPP khi hiểu về nó và Chính phủ cần có những bộ phận hỗ trợ DN trong vấn đề này.

                Dương Ngọc - Thái Phương
                Nguồn: https://nld.com.vn
                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Sojitz (06/5/2009)
                • HanThai
                • Vina-Kraft
                • Minh Cường Phát paper
                • Vinpas
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Mỹ Việt
                • Valmet (26/2/2019)
                • Khang Lâm
                • VOITH-IHI
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Marubeni
                • Lee&Man
                • CRM
                • Tetra Pak
                • Quang Minh Kieu
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Tân Quảng Phát
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Linh Xuân
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Đông Dương
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Siemens
                • Tan Phat
                • Khang Thành
                • Giấy Sài gòn
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Thuận Thiên Phát
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn