THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 68
                Tổng số lượt truy cập: 4.712.606
                Số lượt click trong ngày: 6.363
                Tổng số lượt click: 14.701.542

                Thời sự
                Thứ tư, 07/03/2018 10:03

                Để cơ hội từ CPTPP không “tuột tay”

                Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ đem tới cho các doanh nghiệp (DN) Việt rất nhiều cơ hội. Nhưng để làm chủ trong cuộc chơi này, cách duy nhất là DN phải chủ động, đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm; đồng thời Nhà nước phải tháo gỡ các vướng mắc về hành chính giúp DN kinh doanh thuận lợi.

                Sau nhiều nỗ lực, 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thống nhất nội dung đàm phán. Trên cơ sở đó, các nước sẽ tiến hành rà soát pháp lý, hoàn tất các thủ tục nội bộ để chuẩn bị cho việc ký kết vào ngày 8/3 tới tại Chile.

                Nỗi lo nguyên phụ liệu

                Việc tham gia CPTPP sẽ giúp hàng hóa Việt Nam xuất khẩu (XK) sang nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico…, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Hiệp định này sẽ mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. 

                Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định này đồng ý xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho DN và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.

                Hơn nữa, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam cải cách thể chế trong nước, tạo môi trường đầu tư – kinh doanh thông thoáng, minh bạch. 

                Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, trong bối cảnh hiện nay, việc CPTPP được thông qua là kết quả đáng mừng, đáng kỳ vọng trước xu hướng chủ nghĩa bảo hộ đang quay lại, đồng thời có tác động rất tích cực đến quá trình liên kết, hội nhập và tự do hóa thương mại, đầu tư.

                Khác với TPP, trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước sẽ đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông. Tuy nhiên, CPTPP cũng sẽ đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.

                Người đứng đầu ngành công thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, lưu ý khuôn khổ hội nhập nào cũng đều hàm chứa những tác động tích cực và điều ngược lại. 

                “Tôi muốn nhấn mạnh sự chủ động trong tiếp cận thị trường bằng chính nhãn quan của DN mới là điểm mấu chốt, đảm bảo hội nhập thành công…”, Bộ trưởng nói.

                Trên thực tế, theo các chuyên gia, CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Lo ngại nhất là Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu và công nghệ cũ về để sản xuất, rồi sau đó mới xuất khẩu (XK). Các thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Điều này khiến Việt Nam khó hưởng lợi về mặt thuế suất do các nội dung trong CPTPP quy định khá rõ ràng về quy tắc xuất xứ của sản phẩm.

                Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan Tp.HCM (AGTEK), cho biết ngành dệt may hiện mới chủ động đáp ứng được khoảng 30% nguyên phụ liệu. 

                Thời gian qua, nhiều DN nước ngoài đã đầu tư phát triển vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam, DN trong nước cũng cố gắng liên kết nhau xây dựng vùng nguyên phụ liệu, tuy nhiên khi biết tin Mỹ rút khỏi TPP, xu hướng đầu tư này đã bị chậm lại. 

                “Nếu như TPP có Mỹ tham gia, ngành dệt may Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng XK gấp 3 – 4 lần mức hiện tại, nay với CPTPP – chắc XK vẫn tăng trưởng nhưng sẽ không lớn lắm”, ông Hồng nhận định.

                Chưa kể hiện nay, đa phần DN Việt vẫn có thói quen “nước đến chân mới nhảy”. Chủ tịch AGTEK cho biết một số DN dệt may có quan tâm tới đầu tư công nghệ nhưng chủ yếu là yêu cầu tới đâu, DN mới đầu tư tới đó.

                Nếu không chủ động mà thụ động, lơ là không quan tâm đến thực thi cam kết trong hội nhập, tất yếu DN sẽ phải trả giá 

                Thiếu chủ động sẽ bị trả giá

                Công nghệ lạc hậu cũng là mối lo của nhiều DN hiện nay. PGs.Ts. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng khó khăn nổi cộm của Việt Nam với Hiệp định CPTPP là khả năng thích ứng kém so với các tiêu chuẩn đặt ra. Điều này thể hiện qua các yếu tố như DN Việt có công nghệ lạc hậu hơn, khâu kiểm soát thị trường, tổ chức sản xuất chưa theo kịp các nước. 

                Đặc biệt, hiện nay, số DN chuẩn bị để đón chờ cơ hội từ CPTPP còn rất ít. “DN dệt may có chuẩn bị rồi nhưng mức độ theo khả năng của mình chứ không phải cố gắng 100%. Mức độ chuẩn bị có thể đánh giá là còn thấp”, ông Hồng chia sẻ.

                Chính vì vậy, Bộ Công Thương yêu cầu các DN Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin về Hiệp định CPTPP để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là những thông tin về các ưu đãi thuế quan theo hiệp định này đối với những mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng XK trong thời gian tới.

                Bên cạnh đó, DN cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển. 

                “CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho DN nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

                Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thách thức, khó khăn, thậm chí cả nguy cơ, không chỉ đặt ra cho các DN mà còn đối với người dân: “Nếu không chủ động mà thụ động, thậm chí lơ là không quan tâm đến thực thi cam kết trong hội nhập, tất yếu sẽ phải trả giá”.

                Bộ trưởng dẫn chứng, ngành mía đường hiện tái cơ cấu chậm chạp, thiếu đổi mới và lâu nay vẫn được bảo hộ, bảo vệ thông qua hàng rào thuế quan. Nếu ngành này không có sự chủ động và thay đổi, chắc chắn sẽ phải trả giá. 

                Ngoài ra, để nhanh chóng bắt kịp được với các tiêu chuẩn CPTPP, các chuyên gia khuyến nghị trình độ tay nghề của lao động cần được nâng cao. Đây là thời đại mới, cần phải đào tạo lại lao động có kỹ năng về công nghệ thông tin. 

                Bên cạnh sự nỗ lực của DN, cán bộ cơ quan nhà nước cũng cần hiểu đúng về các cam kết, xác định được đường hướng sửa đổi chính sách, pháp luật nội địa theo hướng thích hợp. 

                “Các cơ quan nhà nước cũng phải tổ chức các thủ tục liên quan, đặc biệt là thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ thật đơn giản, thuận lợi để DN không mất cơ hội hưởng lợi”, một chuyên gia khuyến nghị. 

                Lê Thúy 
                 

                Ông Trần Toàn Thắng - Trung tâm Thông tin và Dự báo KTXH quốc gia (Bộ KH&ĐT)

                CPTPP hay các hiệp định thương mại tự do đều cần phải xây dựng một kế hoạch hành động bài bản dựa trên lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong kế hoạch đó, cần có lộ trình cải thiện các vấn đề theo từng nhóm, ngành cụ thể. Đồng thời, kế hoạch đó cũng phải đi sâu làm rõ vấn đề từng ngành phải hành động thế nào. 

                Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công Thương

                Hiệp định CPTPP mang lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là các lợi ích cải cách thể chế. Tuy nhiên, CPTPP là hiệp định tương đối toàn diện. CPTPP bao trùm các nguyên tắc trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều bộ nguyên tắc khác. Chính vì vậy, Hiệp định mới vừa tạo cơ hội vừa buộc Việt Nam cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh nói riêng và cải cách thể chế nói chung. 

                Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI)

                DN không có cách nào khác là phải chủ động tìm hiểu về nội dung các cam kết, đặc biệt là cam kết thuế quan, quy tắc xuất xứ để từ đó có chiến lược về nguồn đầu vào, sản xuất, khách hàng để tận dụng được các ưu đãi thuế quan. Cơ quan nhà nước cũng phải tham gia vào quá trình này bằng việc cung cấp cho DN những thông tin đầy đủ, dễ hiểu nhất về các cơ hội thuế quan, quy tắc xuất xứ, cách thức để đáp ứng các yêu cầu này. 
                 

                 Nguồn: http://thoibaokinhdoanh.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Vinpas
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Quang Minh Kieu
                • Tân Quảng Phát
                • VOITH-IHI
                • Lee&Man
                • Valmet (26/2/2019)
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Thuận Thiên Phát
                • Khang Thành
                • Siemens
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Minh Cường Phát paper
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Vina-Kraft
                • Tetra Pak
                • Đông Dương
                • Tan Phat
                • Khang Lâm
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Linh Xuân
                • Marubeni
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Mỹ Việt
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • HanThai
                • Giấy Sài gòn
                • CRM
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn