THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 52
                Tổng số lượt truy cập: 4.709.781
                Số lượt click trong ngày: 1.743
                Tổng số lượt click: 14.696.922

                Tin kinh tế
                Thứ hai, 01/03/2021 16:03

                Đầu tư nước ngoài ở Myanmar có thể chuyển hướng đến Việt Nam và Campuchia

                Nhiều quỹ đầu tư, vốn đã lên kế hoạch đầu tư vào Myanmar, có thể sẽ cân nhắc lại và chọn Việt Nam và Campuchia làm bến đỗ thay thế vì họ lo ngại bất ổn chính trị kéo dài ở nước này sau cuộc đảo chính của phe quân đội Myanmar hồi đầu tháng 2 năm nay.

                Người biểu tình ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, hô các khẩu hiểu phản đối cuộc đảo chính của quân đội hôm 28-2. Ảnh: AP

                Việt Nam vào danh mục các điểm đến thay thế

                Trong khi Delta Capital, Anthem Asia cùng một số quỹ đầu tư khác vẫn kiên định với thị trường Myanmar và chọn giải pháp chờ đợi bất ổn chính trị ở Myanmar lắng xuống, nhiều quỹ đầu tư khác có sự hiện diện lớn hơn trong khu vực đang cân nhắc chuyển dòng vốn đầu tư đến các nước như Việt Nam và Campuchia.

                Trong 5 năm qua, tiểu vùng CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) đạt mức tăng trưởng GDP khoảng 6% mỗi năm, cao hơn so với những nước khác ở Đông Nam Á.

                Các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách tận dụng tối đa sức tăng trưởng mạnh mẽ này. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào tiểu vùng CLMV tăng 6,3% trong năm 2019.

                Trong đó, Việt Nam đứng thứ nhất về giá trị FDI nhận được, với khoảng 16,1 tỉ đô la Mỹ, nhưng Myanmar là nước ghi nhận mức tăng trưởng FDI lớn nhất, 55,9%.

                “Một khi biên giới tái mở cửa sau đại dịch Covid-19, các nhà đầu tư châu Á sẽ quay trở lại Việt Nam. Bạn sẽ chứng kiến các thương vụ đầu tư bùng nổ, đưa Việt Nam dẫn đầu danh sách các thị trường mới nổi thu hút đầu tư nước ngoài”, Field Pickering, Giám đốc đầu tư mạo hiểm ở Quỹ Vulpes Investment Management (Singapore), đang quản lý Công ty đầu tư mạo hiểm Seed Myanmar ở Myanmar, nói.

                Cuộc đảo chính của phe quân đội Myanmar hồi đầu tháng 2 có thể làm chặn đứng phần lớn dòng chảy FDI vào nước này. “Tiền đầu tư nước ngoài có thể đã đổ vào Myanmar nhưng giờ đây, sẽ không đến đó nữa. Các nước khác trong khu vực sẽ được hưởng lợi”, Dave Richards, đối tác quản lý ở Quỹ Capria Ventures (Mỹ), nói.

                Hồi năm ngoái, DealStreetAsia cho hay Capria Ventures sẽ đầu tư 8 triệu đô la vào một số nước chọn lọc, với trọng tâm là Myanmar và Nepal. Capria Ventures dự định hỗ trợ một số quỹ đầu tư ở Myanmar nhưng phần lớn kế hoạch này giờ đây tạm dừng. Dave Richards nói Capria Ventures sẽ thực hiện thương vụ đầu tư đầu tiên ở Việt Nam trong năm nay, đồng thời tìm các cơ hội ở Campuchia, Bangladesh và Nepal.

                Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chậm dứt mối quan hệ đối tác với những công ty có liên quan đến quân đội Myanmar. Chẳng hạn, Công ty bia Kirin Holdings (Nhật Bản) đã dừng hợp tác với Công ty Myanmar Economic Holdings (MEHL) của quân đội Myanmar.

                Mới đây, Lim Kaling, người đồng sáng lập Công ty game Razer (Singapore), thông báo ông sẽ bán cổ phần ở một công ty đang gián tiếp sở hữu cổ phần ở Virginia Tobacco Company, một liên doanh thuốc lá mà MEHL đang nắm cổ phần chi phối.

                Nhiều quỹ đầu tư vốn tập trung tìm kiếm cơ hội ở Myanmar thì nay có thể mở rộng phạm vi hoạt động của họ ra khu vực Đông Nam Á. “Tôi dự báo rất nhiều nhà đầu tư sẽ chuyển từ chiến lược chỉ tập trung vào Myanmar sang chiến lược khu vực”, Andrew Durke, Giám đốc hoạt động của Quỹ Obor Capital (Campuchia), nói.

                Bên cạnh đó, nếu như nhu cầu các dự án hạ tầng ở những nước như Campuchia và Lào đang tạo ra cơ hội cho các quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân thì Việt Nam cũng nổi bật hơn hẳn nhờ có sẵn lực lượng nhân tài và hệ sinh thái mà các quỹ đầu tư cần để hỗ trợ sáng tạo ở quy mô lớn, theo nhận định của Dave Richards, đối tác quản lý ở Quỹ Capria Ventures (Mỹ).

                Ngân hàng phát triển FMO (Hà Lan) cho rằng Việt Nam đã xây dựng được một hệ sinh thái kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các công ty đang chuyển bớt chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc.

                Theo Andrew Durke, môi trường đầu tư ở Việt Nam cạnh tranh hơn và có quy mô lớn hơn so với Myanmar và điều này sẽ giúp các quỹ đầu tư dễ dàng tìm kiếm các thương vụ và thoái vốn khi cần.

                Cơ hội cho Campuchia nhờ mức tăng trưởng cao

                Andrew Durke kỳ vọng Campuchia cũng có thể viết nên câu chuyện thành công tương tự như Việt Nam. Ông nói Campuchia có thể thu hút nhiều vốn hơn, đặc biệt là ở các thương vụ có trị giá từ 0,5-3 triệu đô la.

                Hầu hết các thương vụ đầu tư của nước ngoài ở Campuchia đều diễn ra ở lĩnh vực hạ tầng và bất động sản. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ và tiêu dùng ở Campuchia chưa bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của nước này.

                Nền kinh tế Campuchia tăng trưởng trên 7% mỗi năm kể từ năm 2011 và tỷ lệ người nghèo ở nước này đã giảm hơn nửa trong thập kỷ qua, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Campuchia đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và có thu nhập cao vào năm 2050.

                Công nghệ số ở 90% doanh nghiệp Campuchia vẫn chỉ ở mức cơ bản, theo báo cáo của UNDP hồi tháng 8-2020. Nhưng với nền kinh tế tăng trưởng cao, dòng vốn FDI đang gia tăng và lực lượng dân số trẻ, Campuchia có thể tạo ra nhiều cơ hội để khai thác các công nghệ mới, cho phép nước này đạt các mục tiêu thu nhập quốc gia.

                Song Field Pickering nghi ngờ về khả năng hấp thụ dòng vốn đầu tư nước ngoài của Campuchia vì quy mô thị trường nhỏ bé. Ông nói rằng khó mà tưởng tượng có những công ty địa phương phát triển đủ lớn ở Campuchia hay Lào để tạo ra những khoản lợi nhuận như mong muốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm.

                Andrew Durke có cách nhìn khác khi cho rằng nếu các tổ chức tài chính phát triển rút khỏi Myanmar, Campuchia có thể đón nhận dòng vốn FDI nhiều hơn. Ông nói: “Các thị trường biên như Campuchia vẫn rất mới mẻ với dòng vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân, vì vậy, đầu tư ở nước này là đầu tư cho tương lai”.

                Làn sóng biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar đã kéo sang tuần thứ tư. CNN cho biết hôm 28-2, lực lượng an ninh Myanmar đã bắn chết ít nhất 4 người biểu tình và làm bị thương nhiều người khác trong ngày trấn áp đẫm máu nhất kể từ quân đội Myanmar lên nắm quyền hôm 1-2.

                Reuters dẫn lời một bác sĩ địa phương cho biết một người biểu tình tử vong sau khi cảnh sát bắn vào người biểu tình ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Ở miền nam Myanmar, ba người biểu tình tử vong và hơn 12 người khác bị thương khi cảnh sát bắn vào những người biểu tình ở thị trấn Dawei, theo trang tin địa phương Dawei Watch.

                Theo DealStreetAsia

                Khánh Lan

                Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Mỹ Việt
                • Giấy Sài gòn
                • Đông Dương
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Tan Phat
                • Marubeni
                • Siemens
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • VOITH-IHI
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Vinpas
                • Khang Lâm
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Quang Minh Kieu
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Khang Thành
                • Tetra Pak
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Thuận Thiên Phát
                • Valmet (26/2/2019)
                • Vina-Kraft
                • CRM
                • HanThai
                • Minh Cường Phát paper
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Linh Xuân
                • Lee&Man
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Tân Quảng Phát
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn