THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 50
                Tổng số lượt truy cập: 4.709.786
                Số lượt click trong ngày: 1.755
                Tổng số lượt click: 14.696.934

                Tin kinh tế
                Thứ hai, 15/08/2022 14:08

                Căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan sẽ tác động nhiều đến lĩnh vực và nhóm ngành nào của Việt Nam?

                Xung đột giữa Trung Quốc – Đài Loan kéo dài sẽ có tác động không tích cực đối với nguồn cung thiết bị bán dẫn và chíp điện tử toàn cầu. Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI, FII và một số nhóm ngành của Việt Nam.

                Trong báo cáo mới nhất, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo về những ảnh hưởng của căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan tới kinh tế Việt Nam.

                "Xung đột giữa Trung Quốc – Đài Loan kéo dài sẽ có tác động không tích cực đối với nguồn cung thiết bị bán dẫn và chíp điện tử toàn cầu do Đài Loan chiếm hơn 60% thị phần xuất khẩu mặt hàng này, gián tiếp ảnh hưởng tới việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam.

                Đồng thời, sự căng thẳng này cũng ảnh hưởng tới dòng vốn FDI, FII đang ngày càng gia tăng của Đài Loan vào Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện này cũng có tác động tiêu cực đối với một số ngành của Việt Nam như: Cảng biển, Nhựa,.. hoặc là yếu tố tạo điều kiện cho ngành Thép,...", các chuyên gia của BSC nhận định.

                Hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp FDI sẽ bị ảnh hưởng

                Phân tích chi tiết hơn, theo BSC, căng thẳng này sẽ tác động đến hoạt động thương mại Việt Nam - Đài Loan.

                Xuyên suốt giai đoạn 2017-2022, Đài Loan là đối tác nhập siêu của Việt Nam với phần lớn nguồn nhập siêu đến từ nhóm máy và thiết bị điện tử (thiết bị bán dẫn và chip). Nhóm này cũng là nhóm nhập siêu mạnh từ Trung Quốc.

                Trong giai đoạn từ 2019 đến 7 tháng 2022, Việt Nam xuất siêu khá mạnh sang thị trường Mỹ với các sản phẩm công nghệ bao gồm: Điện thoại và linh kiện tử, Máy móc thiết bị điện từ và máy móc thiết bị cơ khí. Đây cũng là các nhóm hàng hóa nhập siêu nhiều từ Đài Loan.

                Mặc dù tỷ trọng và giá trị nhập khẩu sang Đài Loan ở mức thấp do nguồn cung hàng hóa chủ yếu đến từ Trung Quốc, việc Đài Loan là nguồn cung cấp chính cho các bộ kiện thiết yếu của các sản phẩm công nghệ cao vẫn phản ánh sức ảnh hưởng khá lớn lên tình trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

                BSC nhận định biện pháp trừng phạt kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởng nhất là việc hạn chế nguồn cung cát trắng. Nếu thực thi biện pháp này sẽ khiến nền kinh tế Đài Loan bị suy yếu nhanh chóng khi đây là sản phẩm xuất siêu và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Đài Loan.

                Hơn nữa, biện pháp này cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên năng lực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trên toàn cầu.

                Theo Báo cáo của Nhà Trắng Mỹ năm 2020, thị phần thiết bị bán dẫn và chip điện tử toàn cầu được kết cấu như sau: Đài Loan chiếm 63%, Hàn Quốc chiếm 18% và Trung Quốc chỉ chiếm 6%.

                Theo BSC, việc Trung Quốc thi hành mạnh mẽ biện pháp trừng phạt này sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung chip điện tử trên toàn cầu và từ đó, tác động trực tiếp lên chuỗi sản phẩm công nghệ cao như điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam khi Việt Nam đang xuất siêu mạnh các sản phẩm này sang Mỹ.

                Lĩnh vực thứ hai bị tác động dòng vốn đầu tư trực tiếp.

                Theo BSC, dòng vốn đầu từ trực tiếp từ Đài Loan chảy vào thị trường ở Việt Nam chiếm trung bình 4.3% tổng vốn FDI trong giai đoạn 2017-7T2022.

                Nguồn vốn tạo đỉnh vào năm 2020 tương đồng với xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất cung ứng từ Trung Quốc sang các quốc gia liền kề bao gồm Việt Nam. Đây cũng là năm các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan như Foxcom, Weistron, Foxlink gia tăng số vốn đầu tư và mở rộng sản xuất của Việt Nam.

                Tuy nhiên, BSC cho rằng xu hướng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có thể vẫn tiếp tục do Việt Nam có lớp dân số trẻ, độ tuổi lao động và trình độ học thức phù hợp và đáp ứng được yêu cầu sản xuất các sản phẩm công nghệ cao từ Đài Loan.

                Ngoài ra, Việt Nam hiện có 15 hiệp định thương mại FTA với 2 hiệp định thương mại đang đàm phán là Việt Nam – EFTA FTA và Việt Nam – Israel FTA.

                Hơn nữa , định hướng của Chính phủ tiếp tục hướng tới mở rộng quan hệ ngoại giao nhằm phát triển vị thế địa lý thuận lợi - cửa ngõ giao dịch thương mại của Đông Nam Á.

                Đáng chú ý, Chủ nhiệm Cục Công nghiệp – Bộ Kinh tế Đài Loan đã chia sẻ các tập đoàn điện tử lớn đang triển khai chiến lược mở rộng đầu tư và kỳ vọng đến năm 2025 -2030, có thể đạt mức 45% – 70% tỷ lệ sản xuất tại Việt Nam.

                BSC nhận định nếu xung đột Trung Quốc - Đài Loan leo thang và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Đài Loan, Việt Nam có thể bị thất thoát trung bình khoảng 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ Đài Loan. 

                Về ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp, BSC nhận định dòng tiền đến từ Đài Loan trong những năm gần đây tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Hình thức đầu tư gián tiếp thông qua các Quỹ đầu tư ghi nhận xu hướng cải thiện khi Quỹ Fubon FTSE liên tục gia tăng quy mô kể từ khi thành lập – đặc biệt là trong thời điểm TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh kể từ tháng 4/2022. Hiện tượng này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư Đài Loan vào triển vọng tăng trưởng kinh tế và TTCK Việt Nam. 

                Cảng biển - vận tải biển sẽ chịu nhiều tác động

                Về ảnh hưởng đến ngành, doanh nghiệp, BSC cho rằng cảng biển - vận tải biển sẽ chịu tác động. - Chuỗi cung ứng có thể bị đứt gãy do eo biển Đài Loan là tuyến hàng hải chính giữa Trung Quốc – Nhật Bản và EU. Tại Việt Nam, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cũng sẽ bị ảnh hưởng do chủ yếu phục vụ tuyến dịch vụ Nội Á.

                Bên cạnh đó, giá cước Nội Á thuộc một số tuyến đi/đến Đài Loan/Trung Quốc có thể tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên nếu căng thẳng kéo dài, sản lượng có thể sẽ giảm do đứt gãy chuỗi cung ứng.

                Phòng phân tích đánh giá trong trường hợp xung đột giữa Trung Quốc với Đài Loan trở nên căng thẳng, ngành Dệt may và Xơ, sợi Việt Nam sẽ không chịu tác động lớn khi Đài Loan không phải thị trường chính của hai sản phẩm nay.

                Lũy kế 7 tháng 2022, Đài Loan chỉ chiếm 1% và 3% tỷ trọng nhóm Dệt may và Xơ, sợi của Việt Nam.

                Với ngành thép, kim ngạch xuất nhập khẩu tương đối lớn (4,3% tổng xuất khẩu và 4,6% tổng nhập khẩu sắt thép) do có nhiều doanh nghiệp thép của Đài Loan đặt nhà máy tại Việt Nam như Formosa, Tung Ho. BSC cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp này tại Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn nếu xung đột xảy ra.

                Về ngành nhựa, kim ngạch nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu lớn (chiếm 11,2% về số lượng và 13,2% về giá trị). Đài Loan không chỉ xuất khẩu sản phẩm nhựa lớn ra thế giới mà còn là nhà xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu lớn thứ 4 vào Việt Nam (sau Hàn Quốc, Trung Quốc và Arập Xê Út).

                Ngành nhựa Việt Nam đang phụ thuộc tới 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, nếu sản xuất chất dẻo tại Đài Loan bị đình trệ thì sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung nguyên liệu nhựa tại Việt Nam và giá nhựa toàn cầu.  

                Anh Đào

                Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

                 

                 

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Marubeni
                • Đông Dương
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Siemens
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Thuận Thiên Phát
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • VOITH-IHI
                • HanThai
                • Tetra Pak
                • Minh Cường Phát paper
                • Valmet (26/2/2019)
                • Mỹ Việt
                • Khang Lâm
                • Quang Minh Kieu
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Khang Thành
                • Tan Phat
                • Giấy Sài gòn
                • Vinpas
                • Tân Quảng Phát
                • Lee&Man
                • Linh Xuân
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • CRM
                • Vina-Kraft
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn