THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 76
                Tổng số lượt truy cập: 4.713.726
                Số lượt click trong ngày: 8.068
                Tổng số lượt click: 14.703.247

                Thời sự
                Thứ hai, 01/12/2014 15:12

                Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: 'Sẽ bỏ dần con dấu doanh nghiệp'

                Với nhiều điểm tiến bộ trong Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi), Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư kêu gọi người dân bỏ vốn kinh doanh, thay vì mua vàng, USD... tích trữ.

                Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Thay đổi căn bản nhất trong lần sửa đổi này là gì, thưa Bộ trưởng?

                bui-quang-vinh-0-90856784-1367-7529-7512

                Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định những điều kiện kinh doanh đặt ra không phải để làm khó doanh nghiệp. Ảnh: Nhật Minh

                - Tôi rất vui vì đất nước đã có được 2 luật rất là căn bản cho lĩnh vực đầu tư và doanh nghiệp, tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư của đất nước. Lần sửa đổi này có thể nói là gần như đã “lột xác”, nhằm khắc phục những yếu điểm, khiếm khuyết của hơn một chục năm thực hiện vừa qua.

                Nội dung cơ bản nhất được thay đổi trong Luật Đầu tư phương pháp tiếp cận. Phương pháp tiếp cận trước đây là “chọn cho”, có nghĩa là trong luật quy định những lĩnh vực được phép đầu tư kinh doanh. Lần này, luật thay bằng phương pháp minh bạch hơn và rõ ràng hơn là “chọn bỏ”.

                Đây là phương pháp khó mà trên thế giới không phải nước nào cũng dám áp dụng. Nhưng ở Việt Nam, Quốc hội đã quyết định áp dụng phương pháp này. Đó là cái gì cấm, cái gì hạn chế thì ghi vào trong luật. Điều này cũng để thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp. Những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.

                Vấn đề thứ 2 là tất cả các doanh nghiệp Việt Nam không cần được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Họ được quyền tự do kinh doanh theo những lĩnh vực mà luật pháp đã quy định, cho phép.

                Nếu kinh doanh ở những lĩnh vực có điều kiện thì họ cần phải đáp ứng những điều kiện đó. Cơ quan quản lý Nhà nước sau đó sẽ kiểm tra. Nếu thấy chưa đúng thì yêu cầu chỉnh sửa, nếu mức độ vi phạm là quá lớn thì có thể dừng.

                Việc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” cũng là điểm rất thông thoáng, minh bạch và giảm bớt chi phí cho người dân. Riêng các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (FDI) cần phải có việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lần đầu tiên.

                - Doanh nghiệp rất là đồng tình việc chỉ có 6 ngành nghề bị cấm, nhưng còn băn khoăn khi còn 267 ngành kinh doanh có điều kiện. Bộ trưởng nghĩ sao?

                - Số lượng lĩnh vực kinh doanh có điều kiện là nhiều hay ít không phải là vấn đề. Ở đây có một sự sai lệch về nhận thức.

                Đất nước càng phát triển thì càng có nhiều điều kiện trong các lĩnh vực kinh doanh. Điều đó để đảm bảo rằng, ngành nghề kinh doanh phải phục vụ lợi ích phát triển con người, như các vấn đề sức khỏe, an ninh và môi trường. Cần hiểu những điều kiện này là để các ngành nghề kinh doanh đó tốt lên, phục vụ con người tốt hơn.

                Trong 267 lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, Chính phủ sẽ quy định những loại ngành nghề nào phải được cấp phép. Tuy vậy, việc cấp phép sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu. Còn lại, có những ngành nghề mà người ta không cần xin phép ai cả hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ sẽ đi kiểm tra, giám sát.

                Thí dụ, ở các nước có trình độ phát triển tương đồng cũng như ở chính Việt Nam, những ngành nghề như mở hàng ăn, hàng phở không có một quy định nào cả. Coi như người dân tự do, thoải mái trong việc mở cửa hàng.

                Ở những nước phát triển, điều kiện để mở cửa hàng ăn phục vụ công cộng thì người chủ và những người phục vụ không mắc bệnh truyền nhiễm. Hơn nữa, nguyên liệu để chế biến không được có hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Cơ quan quản lý công bố điều kiện đó. Anh mở cửa hàng mà không thực hiện thì sẽ bị thu hồi giấy phép.

                Cần cố gắng làm sao để hạn chế việc xin cấp phép, nhưng cũng làm sao để có nhiều điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn, tốt hơn nhằm phục vụ lợi ích của con người. Đó không phải là rào cản, là gây khó khăn cho doanh nghiệp.

                - Luật Doanh nghiệp mới cho phép doanh nghiệp chủ động về con dấu. Điều này được hiểu như thế nào, thưa Bộ trưởng?

                - Trên thế giới, người ta bỏ con dấu gần hết rồi. Bây giờ ở các nước, điều quan trọng là chữ ký, bởi chữ ký của người có thẩm quyền mới là quyết định. Tuy nhiên, tại Việt Nam và một số ít nước bây giờ vẫn có quy định rất chặt chẽ về con dấu. Thậm chí, người ta không quan tâm tới chữ ký nhiều mà chỉ nhìn con dấu mà cho đó là tính pháp lý. Đây là điều cần phải thay đổi.

                Ngoài ra, thủ tục xin cấp con dấu, khắc dấu cũng tiêu tốn nhiều chi phí, thời gian của doanh nghiệp và cũng gây ra nhiều phiền toái khác. Mong muốn của người làm luật là sửa đổi theo hướng bỏ con dấu đó đi. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế thì ngay lập tức chưa thể bỏ được, vì trình độ quản lý còn hạn chế và nhiều vấn đề liên quan khác.

                Trong luật lần này, doanh nghiệp sẽ được quyết định nội dung cũng như là hình thức con dấu. Họ được tự chủ trong việc quyết định và tự chịu trách nhiệm với con dấu của mình. Hơn nữa, các quy định vẫn tiếp tục thúc đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký sẽ mang tính pháp lý, nhất là chữ ký điện tử. Như vậy, từng bước tiến tới có thể loại bỏ con dấu.

                - Có doanh nghiệp băn khoăn con dấu của đối tác sai hoặc không hợp pháp thì sao?

                - Khi ký kết hợp đồng với đối tác, doanh nghiệp phải tìm hiểu về tính pháp lý của đối tác và những quy định về con dấu của họ đã đăng ký tại các cơ quan quản lý hay qua những công bố trên mạng Internet. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải tìm hiểu, kiểm tra trước khi ký kết.

                - Có doanh nghiệp lại lo ngại việc thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục có thể phát sinh các hệ lụy như doanh nghiệp bỏ trốn, thành lập doanh nghiệp "ma" để mua bán hóa đơn. Bộ truởng nghĩ sao?

                - Xã hội nào, dù chặt chẽ đến đâu cũng luôn có những hành động lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kinh doanh trái phép, vi phạm luật pháp. Về việc này, các cơ quan có trách nhiệm phải kiểm tra và xử lý vi phạm.

                Trong nguyên tắc làm luật, điều gì có lợi ích nhất cho đại chúng thì phải áp dụng. Không thể lấy vi phạm của một vài cá nhân, một vài tập thể nhỏ để mà bắt tất phải đi theo, phải bị quản lý chặt lại. Cho nên, Nhà nước sẽ có biện pháp, chế tài để kiểm soát và xử lý số ít vi phạm nhưng vẫn phải tạo ra sự thông thoáng vì lợi ích chung cho toàn xã hội.

                - Thưa Bộ trưởng, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã gỡ bỏ nhiều cái rào cản về thủ tục cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn rất nhiều luật chuyên ngành khác mà doanh nghiệp còn băn khoăn. Vậy vai trò của các luật này như thế nào?

                - Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là những luật mang tính cơ bản, quy định chung nhất cho lĩnh vực đầu tư, kinh doanh; quy định những nguyên tắc chung nhất cho thành lập và quản trị doanh nghiệp.

                Những luật này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thành lập, trừ một vài lĩnh vực đặc thù, như lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán... Như vậy, tuyệt đại đa số phải chấp hành theo Luật Doanh nghiệp.

                Nhưng đúng là 2 luật này không thể chế tài hết tất cả mọi lĩnh vực. Doanh nghiệp vẫn cần phải chấp hành theo các luật chuyên ngành như về đất đai, về xây dựng… Tuy nhiên, 2 luật này đã đổi mới được thì tôi tin rằng Quốc hội và Chính phủ cũng sẽ xem xét sửa đổi những luật chuyên ngành nói trên cho phù hợp dưới sức ép của nhân dân, của doanh nghiệp.

                - Ông kỳ vọng gì về một làn sóng thành lập doanh nghiệp mới sau khi 2 luật này chính thức có hiệu lực không?

                - Quốc hội, Chính phủ và những người soạn thảo mong muốn sửa đổi 2 luật này thông thoáng và tiếp cận đến cái chung của thế giới, qua đó tạo động lực mới cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, có kỳ vọng một làn sóng thành lập doanh nghiệp mới.

                Khi luật có hiệu lực, việc thành lập doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí hơn, minh bạch, tiết kiệm thời gian hơn và người dân không bị bỏ lỡ thời cơ. Điều đó khuyến khích người dân thay vì đem tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng, mua vàng, mua USD cất trữ... sẽ đem những đồng tiền đó đầu tư kinh doanh. Điều này không những đem lại cho bản thân do lợi nhuận cao hơn, mà còn tạo ra hàng triệu triệu việc làm cho đất nước và tạo ra các giá trị quan trọng khác cho đất nước.

                Theo Chinhphu.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Tetra Pak
                • Đông Dương
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • Mỹ Việt
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • HanThai
                • CRM
                • Siemens
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Vinpas
                • Quang Minh Kieu
                • Vina-Kraft
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Minh Cường Phát paper
                • Khang Lâm
                • Tan Phat
                • Marubeni
                • Lee&Man
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Khang Thành
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • Valmet (26/2/2019)
                • Linh Xuân
                • VOITH-IHI
                • Giấy Sài gòn
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Thuận Thiên Phát
                • Tân Quảng Phát
                • Bao Bì Tấn Đạt
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn