THÀNH VIÊN
                BAN CHẤP HÀNH
                • VPPA
                • Đồng Tiến
                • Thuận Phát Hưng
                • Á Châu
                • CPPaper-Phùng Vĩnh Hưng (29/12/2010) - 1988
                • Xuân Mai (15/10/2004)
                • Rạng Đông (04/10/1995)
                • Đông Hải Bến Tre
                • Vĩnh Phú
                • Vietpaper
                • Đức Toàn
                • Thuận An
                CÁC NHÀ TÀI TRỢ
                • Nhataitro-QingLiang
                • Nhataitro-Wanda Boiler
                • Nhataitro-JingXin
                • Nhataitro-Gaoda
                • Nhataitro-Emin Dye
                • Nhataitro-Yunda
                • Nhataitro-HuaLong
                • Nhataitro-ZhongTai
                • Nhataitro-AroxTech
                • Nhataitro-Tianli
                • Nhataitro-Tri-Circle
                • Nhataitro-Sumec
                • Nhataitro-Aixier
                Số người đang online: 77
                Tổng số lượt truy cập: 4.714.656
                Số lượt click trong ngày: 9.418
                Tổng số lượt click: 14.704.597

                Tin kinh tế
                Thứ tư, 20/05/2020 13:05

                55% dân số Việt Nam mua sắm trực tuyến vào năm 2025

                Kế hoạch đến năm 2025, Việt Nam có 55% dân số mua sắm trực tuyến, giá trị mua sắm và dịch vụ trực tuyến đạt 600 đô la Mỹ/người/năm. Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

                Hà Nội và TPHCM sẽ là 2 địa phương chiếm 50% giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn quốc. Ảnh minh họa Thành Hoa

                Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.

                Theo đó, mục tiêu cụ thể đặt ra vào năm 2025 cho quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam là phải đạt tỷ lệ 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình mỗi người 600 đô la/năm. Doanh số thương mại điện tử của mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C) (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỉ đô la, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

                Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%; chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.

                Hà Nội và TPHCM sẽ là hai địa phương chiếm 50% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C của toàn quốc; 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ  trực tuyến.

                Về nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, 50% cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề triển khai đào tạo thương mại điện tử.

                Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ là lực lượng nòng cốt triển khai các ứng dụng thương mại điện tử, trong khi đó nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển.

                Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 sẽ được tổ chức thực hiện gắn kết và đồng bộ với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công thương và các ngành kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, phân phối và các ngành dịch vụ khác, góp phần định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.

                Trước đó, theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam tính đến hết năm 2019 đạt 5 tỉ đô la, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

                Trong khi đó, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) phát hành đã chỉ ra rằng, mức tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6% so với năm 2018.

                Theo chinhphu.vn

                QUẢNG CÁO
                Tấm lợp sinh thái-banner phải
                DongTienPaper-Intro
                HỘI VIÊN
                • Minh Cường Phát paper
                • Sojitz (06/5/2009)
                • Sức trẻ (17/1/2005)
                • Đông Dương
                • Ecozen-Thiền Sinh Thái
                • Tetra Pak
                • Giấy Sài gòn
                • Tan Phat
                • Khang Lâm
                • Khang Thành
                • Marubeni
                • Dương Nhật (5/5/2014)
                • CRM
                • VOITH-IHI
                • Minh Vi (23/8/2007)
                • Mỹ Việt
                • Linh Xuân
                • Giay Saigon MienTrung (15/3/2005)
                • Bao Bì Tấn Đạt
                • Vina-Kraft
                • Lee&Man
                • Tân Quảng Phát
                • Trường Cao Đẳng nghề CN Giấy & Cơ điện
                • HanThai
                • MeKong Paper (26/5/1995)
                • Thuận Thiên Phát
                • Valmet (26/2/2019)
                • Vinpas
                • Siemens
                • Quang Minh Kieu
                Bản quyền 2012 © CHI HỘI II - HIỆP HỘI GIẤY & BỘT GIẤY VIỆT NAM
                Email: info@ppivn.vn - Website: www.ppivn.vn